Cạnh tranh Mỹ - Trung đang thúc đẩy đổi mới
Nhiều chuyên gia cho rằng, cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ đã và đang thúc đẩy đổi mới công nghệ lên cấp độ cao hơn.
>>Doanh nghiệp Mỹ quan ngại việc siết chặt đầu tư vào Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo chính phủ và doanh nghiệp đang theo dõi sát sao cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng sẽ không có bên nào thua cuộc trong cuộc chiến này.
Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội của cả hai nước cộng lại cao gấp bốn lần tổng sản phẩm quốc nội của các nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư là Nhật Bản và Đức cộng lại. Quy mô của nền kinh tế cho phép họ duy trì mức đầu tư phi thường vào nghiên cứu, giáo dục, đổi mới và hình thành doanh nghiệp mới.
Vị trí của Mỹ và Trung Quốc được thiết lập để không ngừng tăng lên. Một báo cáo toàn diện được tiến hành vào đầu năm nay của Viện Chính sách Chiến lược Úc đã xem xét các nghiên cứu có tác động cao trên 44 công nghệ quan trọng, bao gồm vật liệu tiên tiến, khai thác và chế biến khoáng sản, chuỗi khối, phân tích dữ liệu, điện toán hiệu suất cao, hydro xanh, pin điện, năng lượng hạt nhân, sinh học tổng hợp và điện toán lượng tử.
Trong số các lĩnh vực này, báo cáo cho thấy Trung Quốc dẫn đầu 37 lĩnh vực và Mỹ dẫn đầu ở vị bảy lĩnh vực. Câu chuyện tương tự cũng lặp lại ở các lĩnh vực khác, bất kể cách tiếp cận nào, câu trả lời đều giống nhau: Mỹ và Trung Quốc cũng đang vươn lên mạnh mẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo ông Charles Ormiston, Chủ tịch của Hội đồng Angsana, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Singapore nhận định, động lực chính cho sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc là sự đổi mới do cạnh tranh gay gắt giữa chính quyền các tỉnh, giữa các doanh nghiệp và giữa các sinh viên.
>> Mỹ - Trung khó nối lại đối thoại quân sự
"Các tỉnh cạnh tranh gay gắt với nhau trong các lĩnh vực mang lại tăng trưởng cao bằng cách sử dụng tất cả các nguồn lực có sẵn: chính sách trợ cấp, giao đất và đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù chính phủ có thể bảo hộ một số ngành khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài, nhưng thị trường đủ lớn để tăng cạnh tranh trong nước dẫn đến cuộc chạy đua trong các ngành như điện thoại di động, thương mại điện tử, tấm pin mặt trời và xe điện", ông Ormiston đánh giá.
>> Mỹ "giáng đòn" mới vào Trung Quốc
Chuyên gia này cũng chỉ ra, những lo ngại về các ảnh hưởng tiêu cực đã bỏ qua tầm quan trọng của cạnh tranh Mỹ - Trung với tư cách là động lực của sự đổi mới. Thế giới sẽ được hưởng lợi từ khoản đầu tư "dư thừa" vào chất bán dẫn, tấm pin mặt trời, pin, tua-bin gió và truyền tải điện thế hệ tiếp theo của hai quốc gia.
Mặc dù nhiều người vẫn lo ngại rằng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ chia thế giới thành hai phe như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng ngoại trừ một số quốc gia phụ thuộc sâu sắc vào Trung Quốc hoặc Mỹ, hầu hết các quốc gia còn lại sẽ từ chối chỉ chọn một trong hai đối thủ, thay vào đó tối đa hóa lợi ích lan tỏa từ cả hai bên.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước trên thế giới. Mỹ chỉ đơn giản là có rất ít cách để giảm bớt sự can dự của Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực, trừ một số lĩnh vực rất nhạy cảm, nơi Mỹ có thể tạo ra trường hợp có những tác động an ninh đáng lo ngại.
Cả hai nước đều có những thách thức trong nước cần giải quyết. Trung Quốc phải đối mặt với sự suy giảm nhân khẩu học, lĩnh vực bất động sản vẫn đang có những rủi ro tiềm ẩn và những nỗ lực đáng lo ngại nhằm kiềm chế các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Trong khi đó, Mỹ có một bối cảnh chính trị xã hội đang trong trạng thái phân cực và một ngành sản xuất đang vật lộn để theo kịp các quốc gia khác.
Theo nhà nghiên cứu Pan Yuan tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trên thực tế, có nhiều rủi ro trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, chẳng hạn như khả năng xảy ra xung đột hạt nhân trực tiếp, sự gia tăng lãng phí trong chi tiêu quốc phòng và việc giảm dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn và nhân lực tương đối tự do giữa các thị trường.
"Tuy nhiên, việc cạnh tranh cũng sẽ dẫn đến sự đổi mới nhanh hơn và lan tỏa công nghệ đến phần còn lại của thế giới", ông Yuan nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Thảm họa thiên nhiên sẽ giúp "hàn gắn" quan hệ Mỹ - Trung?
04:00, 18/07/2023
Bộ trưởng Tài chính Mỹ sẽ "phá băng" quan hệ Mỹ - Trung?
14:43, 07/07/2023
Không dễ "tan băng" trong quan hệ Mỹ - Trung
04:00, 05/07/2023
Quan hệ Mỹ - Trung sắp "tan băng"?
03:30, 04/07/2023
"Ngã ngũ" cuộc đua đất hiếm Mỹ - Trung
04:00, 28/06/2023
Lý do Ngoại trưởng Mỹ chưa "hàn gắn" được quan hệ Mỹ - Trung
14:34, 20/06/2023
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ ra sao sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ?
04:00, 20/06/2023