"Ngã ngũ" cuộc đua đất hiếm Mỹ - Trung

Diendandoanhnghiep.vn Đất hiếm – yếu tố đằng sau gần như mọi vật dụng trong cuộc sống hiện đại – đã trở thành tâm điểm cho cuộc đua giữa Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng, phần thắng dường như đã thuộc về Trung Quốc.

Cuộc đua trong ngành đất hiếm giữa hai cường quốc đã có kết quả?

Cuộc đua trong ngành đất hiếm giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã có kết quả.

Hoa Kỳ bị bỏ lại phía sau

Từng là nhà lãnh đạo ngành công nghiệp toàn cầu trong hàng trăm năm qua, nhưng Mỹ đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua giành lấy quyền kiểm soát nguồn tài nguyên quan trọng nhất của thời đại mới- đất hiếm.

>> Thạm vọng mở rộng BRICS của Trung Quốc sẽ "phản tác dụng"?

“Hơn 95% nguyên liệu hoặc kim loại đất hiếm bắt nguồn hoặc được xử lý tại Trung Quốc, không có lựa chọn nào khác,” Giám đốc tập đoàn quốc phòng Raytheon, Greg Hayes, mới đây thừa nhận.

Trên thực tế, lãnh đạo Mỹ đã nhận ra điều này, chỉ có điều đã quá muộn. Khi mới lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã ban hành các sắc lệnh hành pháp về đất hiếm và tăng cường tài trợ cho các doanh nghiệp trong nước. Chính quyền ông Biden cũng xây dựng thêm những sáng kiến về đất hiếm vào Đạo luật Sản xuất Quốc phòng và mở rộng kho dự trữ đất hiếm.

Thế nhưng theo các chuyên gia, những nỗ lực đó của Hoa Kỳ nhìn chung đã thất bại. Ông James Kennedy, Chủ tịch Tập đoàn Three Consulting, một công ty tư vấn về đất hiếm, cho biết: “Trong 15 năm nay, Hoa Kỳ đã theo đuổi hoặc thúc đẩy các chính sách, và mỗi chính sách đều là một thất bại nặng nề”.

Năng lực khai thác và chế biến đất hiếm của Bắc Kinh là số một thế giới

Năng lực khai thác và chế biến đất hiếm của Bắc Kinh là số một thế giới

“Dục tốc bất đạt”, Mỹ đã không thể ngay lập tức cắt giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh bằng một loạt chính sách vội vàng nhằm phản ứng trước mối quan hệ song phương xấu đi nhanh chóng.

Ông Greg Hayes thừa nhận Mỹ sẽ không thể bắt kịp Trung Quốc với điều kiện hiện nay. “Nếu phải rút khỏi Trung Quốc, chúng tôi sẽ mất rất nhiều năm để thiết lập lại năng lực ở trong nước hoặc ở các quốc gia thân thiện khác”.

Mỹ đang thiếu rất nhiều yếu tố khác nhau để có thể tái thiết ngành công nghiệp đất hiếm. Ông Jack Lifton, Viện trưởng Viện Khoáng sản Thiết yếu cho biết: “Bạn cần những người có học thức, có kinh nghiệm; bạn cần các mỏ và hệ thống xử lý đang hoạt động. Không có gì trong số này tồn tại ở Mỹ".

Điều mà Mỹ lo sợ nhất lại không phải là tác động đến ngành xe điện, mà chính là công nghiệp quốc phòng của mình. Từ radar sóng âm của tàu ngầm cho đến động cơ truyền động đĩa của máy bay, quân đội Mỹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào chuỗi giá trị đất hiếm rộng lớn của Trung Quốc.

Các chính sách lc li

Đất hiếm, dù không thực sự hiếm, nhưng để xử lý thành các vật chất làm nền tảng cho ngành công nghệ hoàn toàn không đơn giản. Trung Quốc đã mất nhiều thời gian và hi sinh những lợi ích về môi trường để gây dựng ngành công nghiệp này từ những năm 1980. Và ngày nay, quốc gia này thống trị các chuỗi cung ứng thiết yếu nhất, như biến quặng thành nam châm vĩnh cửu – cực kỳ quan trọng với các vũ khí.

So sánh quy mô ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc (đỏ) và Mỹ (xanh)

So sánh quy mô ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc (đỏ) và Mỹ (xanh)

Trước hết, thách thức về mặt chính sách là rất lớn khi Hoa Kỳ cần xây dựng toàn bộ ngành công nghiệp từ đầu, trong khi Trung Quốc đã dẫn đầu hàng thập kỷ.

Mới đây, các Hạ nghị sĩ Mỹ Guy Reschenthaler và Eric Swalwell đã đề xuất dự luật lưỡng đảng sử dụng các khoản tín dụng thuế để kích thích sản xuất nam châm trong nước. Nhưng các chuyên gia chỉ trích ngôn ngữ của dự luật không phân biệt giữa các loại nam châm, điều đó có thể dẫn tới việc các công ty ưu tiên sản xuất các loại nam châm giá rẻ, chất lượng thấp.

Ông Stan Trout, một chuyên gia về vật liệu, nói rằng dự luật này có thể sẽ khuyến khích sản xuất các nam châm lớn hơn về mặt vật lý, như tua-bin gió, thay vì các vật liệu ứng dụng quốc phòng.

>> Điều gì ngăn cản Ấn Độ cạnh tranh vị thế siêu cường với Trung Quốc?

Thứ hai, các nguồn dự trữ mỏ đất hiếm nặng không có nhiều ở Mỹ. Mountain Pass ở California là mỏ đất hiếm duy nhất của Hoa Kỳ, có số lượng rất hạn chế đất hiếm nặng cần thiết cho mục đích quân sự và hiện đang vận chuyển gần như toàn bộ sản lượng của mình sang Trung Quốc.

Ngoài kinh tế, những nỗ lực của Hoa Kỳ cũng bị cản trở bởi khoảng cách chuyên môn ngày càng bị nới rộng. Trong khi Trung Quốc rót các nguồn lực và tiền bạc vào các nỗ lực nghiên cứu về đất hiếm tại các trường đại học, phòng thí nghiệm và các cơ quan khác, thì sự quan tâm và đầu tư lại giảm đi ở Hoa Kỳ.

Trong cuộc đua địa chính trị ngày càng gay cấn, sự tụt hậu của Mỹ trong kiểm soát chuỗi cung ứng đất hiếm rõ ràng đã đẩy Washington vào thế bất lợi, trong lúc chính quyền ông Biden đang sử dụng chip bán dẫn như một “vũ khí” để đối phó với Trung Quốc. Điều này khiến cho cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng trở nên cân bằng và khó đoán trong bối cảnh hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Ngã ngũ" cuộc đua đất hiếm Mỹ - Trung tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714219711 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714219711 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10