Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi có gì đáng chú ý?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Nam Phi để tham dự Hội nghị BRICS nhằm tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các quốc gia đang phát triển và mới nổi.
>>BRICS - đối trọng thách thức lớn với Mỹ và phương Tây
Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình kéo dài ba ngày để tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tiếp với các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế mới nổi BRICS.. Được biết, đây là chuyến công du quốc tế thứ hai của ông Tập trong năm nay. Lần gần đây nhất, nhà lãnh đạo Trung Quốc rời khỏi đất nước là vào tháng 3 để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow.
Đối với ông Tập, hội nghị thượng đỉnh trực tiếp của nhóm BRICS kể từ khi đại dịch, sẽ mang đến một cơ hội khác để thúc đẩy tầm nhìn về một trật tự thế giới mới không còn bị phương Tây chi phối.
Ông Paul Nantulya, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Phi nói: "Ông Tập sẽ là trung tâm thu hút sự chú ý ở hội nghị BRICS, khi Tổng thống Nga Putin không thể tham dự trực tiếp”.
Với mục tiêu dài hạn là thay đổi trật tự thế giới thành một trật tự lấy Trung Quốc làm trung tâm, chuyên gia Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc SOAS thuộc ĐH London, nhận xét, Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy sự tham gia với Nam bán cầu, nơi có nhiều quốc gia hơn Bắc bán cầu và có những thể chế chính trị khác.
Trước thềm chuyến thăm của ông Tập vào thứ Sáu, đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi Chen Xiaodong đã ca ngợi BRICS là một nền tảng quan trọng cho sự hợp tác giữa các quốc gia mới nổi và đang phát triển và là “xương sống" của sự công bằng cũng như công lý quốc tế.
Mặc dù vậy, theo Yun Sun, Giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, kinh tế khó khăn là trở ngại chính đối với những nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh.
“Khi ông Tập thăm các quốc gia đang phát triển, Trung Quốc thường cung cấp những gói viện trợ, thỏa thuận hợp tác và tài chính hào phóng. Nhưng với tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, Bắc Kinh không còn xông xênh để làm như vậy”, chuyên gia này nhận xét.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi chính sẽ được tổ chức vào thứ Tư tuần này, cùng các cuộc họp bên lề vào thứ Ba và thứ Năm dự kiến sẽ đưa ra lời kêu gọi chung về tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia ở Nam bán cầu.
>>BRICS mở rộng, chia đôi thế giới
Bên cạnh đó, đề xuất mở rộng khối BRICS cũng đang nhận được sự quan tâm lớn tại Hội nghị lần này. Các quan chức Nam Phi cho biết Saudi Arabia là một trong hơn 20 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.
Bất kỳ động thái nào hướng tới việc đưa nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới vào một khối kinh tế với Nga và Trung Quốc rõ ràng sẽ thu hút sự chú ý của Mỹ và các đồng minh trong một môi trường địa chính trị phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực tăng ảnh hưởng ở Vịnh Ba Tư.
Ông Talmiz Ahmad, cựu đại sứ Ấn Độ tại Ả Rập Saudi cho biết: “Nếu Saudi Arabia gia nhập BRICS, điều đó sẽ mang lại tầm quan trọng đặc biệt cho nhóm này".
Các nhà phân tích cho rằng ngay cả một thỏa thuận về nguyên tắc mở rộng BRICS, vốn đã bao gồm phần lớn các nền kinh tế lớn nhất của khu vực đang phát triển, là một chiến thắng cho nỗ lực của Nga và Trung Quốc trong việc xây dựng khối này như một đối trọng với G7.
Các quốc gia từ Argentina đến Algeria, Ai Cập, Iran, Indonesia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều đã chính thức đăng ký tham gia BRICS và cũng có thể trở thành thành viên mới. Giáo sư Alexis Habiyaremye của Trường Kinh doanh và Kinh tế tại Đại học Johannesburg nhận định: “Nếu một số quốc gia trong các nước này được vào khối BRICS, thì thế giới sẽ có một khối kinh tế lớn hơn, thách thức Mỹ và phương Tây”.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chỉ ra những khó khăn mà khối gặp phải do các ưu tiên kinh tế và chính trị khác nhau của 5 quốc gia, cũng như căng thẳng và sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
Ông Cobus van Staden, một nhà phân tích tại Dự án Nam Toàn cầu Trung Quốc nhận định, việc tập trung vào việc thúc đẩy thương mại bằng đồng nội tệ là mục tiêu có thể đạt được tất cả sự đồng thuận của các nước thành viên BRICS.
"BRICS đang thúc đẩy việc thoát khỏi phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ ở một số nơi trên thế giới. Dù điều này sẽ không làm giảm sức mạnh của đồng USD, nhưng sẽ làm thị trường tài chính toàn cầu trở nên phức tạp hơn", ông Staden cảnh báo.
Có thể bạn quan tâm
BRICS - đối trọng thách thức lớn với Mỹ và phương Tây
03:00, 13/08/2023
BRICS mở rộng, chia đôi thế giới
04:30, 27/07/2023
Vì sao BRICS ngày càng hấp dẫn nhiều quốc gia?
03:30, 17/07/2023
Thạm vọng mở rộng BRICS của Trung Quốc sẽ "phản tác dụng"?
04:00, 25/06/2023
Đồng tiền chung của BRICS dễ thành hiện thực?
04:30, 11/04/2023