Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XVII): Ứng phó suy giảm kinh tế Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc giảm tăng trưởng trong quý II/2023 đặt ra nhiều lo ngại về những tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam.
>> Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XV): "Bài kiểm tra" tham vọng hùng cường
DĐDN đã có cuộc trao đổi với bà Lê Minh Phượng, Thạc sỹ Kinh tế và Chính sách công, Trường Đại học Việt Nhật, Thành viên mạng lưới Kinh tế chính sách của AVSE Global, đồng thời là Trợ lý nghiên cứu Đại học RMIT Việt Nam về vấn đề này.
- Theo Bà, đà suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
Đà suy giảm của kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu từ quý II/2023, chủ yếu đến từ sức cầu yếu và sự suy giảm về đầu tư. Trước đó, kinh tế Trung Quốc đã khởi sắc trong quý I, chủ yếu nhờ vào các chính sách hỗ trợ của chính phủ.
Đối với Việt Nam, việc suy giảm kinh tế Trung Quốc sẽ có những tác động chính như sau.
Về mặt thương mại, số liệu 7 tháng đầu năm nay cho thấy giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc với thế giới đều đã giảm lần lượt là 5% và 7,6%. Điều này cũng xảy ra tương tự với Việt Nam, với xuất khẩu đã giảm 6,5% và nhập khẩu giảm 0,4%.
Do đó, nguy cơ ngắn hạn đối với Việt Nam trước diễn biến trên là sự sụt giảm nguồn cung hàng hóa cho tiêu dùng và nguyên vật liệu, linh kiện, máy móc, phụ tùng… đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, về dài hạn, đây cũng là cơ hội để Việt Nam giảm lệ thuộc vào thị trường truyền thống này, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và hưởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất toàn cầu.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc thường tăng vào các tháng nửa cuối năm, tuy nhiên đà tăng của năm nay không thực sự mạnh mẽ và có dấu hiệu giảm trong tháng 7 sẽ dẫn đến khó dự báo đối với hàng hóa chuẩn bị cho việc xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy hải sản sẽ có nguy cơ ứ đọng, hạ giá.
Về mặt đầu tư, khi các tài sản tài chính của thị trường Trung Quốc (như trái phiếu, chứng chỉ, chứng quyền địa phương, nợ bất động sản) trở nên rẻ hơn tương đối, dòng vốn đầu tư quốc tế sẽ ưu tiên thị trường Trung Quốc hơn các nước đang phát triển khác như Việt Nam. Đầu tư vào Trung Quốc thời điểm này sẽ ít rủi ro và lợi suất kỳ vọng cao hơn so với các nước đang phát triển khác.
Tuy nhiên, trước diễn biến suy yếu của đồng CNY so với đồng USD và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Việt Nam có thể tranh thủ được chi phí nhập khẩu với giá rẻ hơn.
>> Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIV): Những tác động khó lường đến thế giới
- Lĩnh vực nào của Việt Nam sẽ chịu tác động lớn nhất từ xu hướng suy giảm kinh tế Trung Quốc, thưa Bà?
Hiện nay, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn với Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… Đây sẽ là những lĩnh vực chịu ảnh hưởng sớm nhất và nhiều nhất từ đà suy giảm kinh tế của Trung Quốc. Các mặt hàng nông sản và thủy sản như gỗ, gạo, hoa quả, thủy hải sản… sẽ cần lưu ý nhiều hơn đến các diễn biến cầu nội địa của Trung Quốc cũng như những ảnh hưởng ngắn hạn của những sự kiện gần đây như chiến sự Ukraine - Nga, căng thẳng trên bán đảo Đài Loan và việc Nhật Bản xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể hưởng lợi từ sự quan tâm của các tập đoàn lớn của Trung Quốc trong các lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng khu công nghiệp, nhà ở xã hội, bến cảng thủy nội địa, sản xuất ô tô, nghiên cứu – phát triển, xây dựng chuỗi cung ứng… Trong 7 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam hơn 2,33 tỷ USD, xấp xỉ con số cả năm 2022, đứng thứ ba trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
- Việt Nam nên có những giải pháp cụ thể nào để giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng cơ hội từ tình hình nói trên, thưa Bà?
Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá Trung Quốc sẽ dựa nhiều vào các biện pháp tài khóa hơn là tiền tệ vì họ đang có tỷ lệ nợ chính phủ thấp (20% GDP), tỷ lệ tiết kiệm trong dân chúng còn tương đối cao, trong khi các biện pháp tiền tệ không còn nhiều không gian để thay đổi. Điều này cũng khá tương đồng với Việt Nam, do đó chính phủ cũng cần quan sát và cân nhắc áp dụng các chính sách hỗ trợ kinh tế bằng tài khóa.
Để hỗ trợ cán cân xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, chính phủ cũng cần tính toán khoảng tỷ giá hối đoái hợp lý. Điều này cũng góp phần giảm áp lực cho Ngân hàng Nhà nước trong việc duy trì tỷ giá hối đoái ổn định trong bối cảnh lãi suất USD rất cao trong khi lãi suất VND đang giảm.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục chính sách thu hút các doanh nghiệp FDI lớn (ví dụ như trong danh mục Fortune 500) có cam kết chuyển giao công nghệ, đầu tư lâu dài, hạn chế ô nhiễm môi trường, theo định hướng ESG.
Về dài hạn, doanh nghiệp Việt nên chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy hải sản… mà Việt Nam có quan hệ thương mại, rút kinh nghiệm từ sự lệ thuộc lớn vào thị trường nội địa Trung Quốc, nhất là giai đoạn 2020-2022. Bên cạnh đó, chú trọng các giải pháp như trữ đông, chế biến, tiêu thụ trong nước, cũng như các phương án, kê hoạch hỗ trợ tiêu thụ nông sản.
Từ những vấn đề của kinh tế Trung Quốc đang gặp phải đối với lĩnh vực bất động sản, Việt Nam cần học hỏi và rút kinh nghiệm trong việc phân bổ nguồn lực tài chính vào các khu vực phi sản xuất. Điều này sẽ giúp giảm sự lấn át của các khoản đầu tư không sinh lời đối với các khoản đầu tư sinh lời cũng như củng cố sức khỏe tài chính trong giai đoạn Việt Nam cần tranh thủ nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, theo tôi cần tiếp tục theo đuổi chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp trong nước phục hồi sau đại dịch, tăng sức đề kháng cho các doanh nghiệp tư nhân là giải pháp vững chắc và có tính căn cơ lâu dài.
- Xin cám ơn Bà!
Có thể bạn quan tâm
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XIII): Nợ tăng vọt, Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan
04:00, 24/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XII): “Bong bóng” bất động sản có nguy cơ phát nổ?
12:00, 21/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ XI): Mô hình tăng trưởng đã tới hạn
04:30, 21/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ X): Hệ lụy đầu tiên của giảm phát
05:00, 20/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IX): Thất nghiệp giới trẻ tăng vọt, điều gì đang xảy ra?
03:20, 20/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế
05:10, 19/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài "tháo chạy"
04:00, 19/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VI): Doanh nghiệp nước ngoài "khủng hoảng niềm tin"
02:45, 19/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ V): Ưu tiên củng cố quyền lực chính trị
05:10, 18/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IV): Hé lộ lý do "cỗ xe" kinh tế bị trục trặc
03:15, 18/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ III): Nguy cơ "lỗi hẹn" mục tiêu tăng trưởng
04:45, 17/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): “Thế lực” nào đang cản trở?
03:35, 17/08/2023
Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): FDI vào Trung Quốc đối mặt "cơn gió ngược"
14:17, 14/08/2023
"Báo động đỏ" kinh tế Trung Quốc
05:00, 11/08/2023
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc gây lo ngại
02:30, 18/07/2023
"Đòn bẩy" phục hồi kinh tế Trung Quốc
03:30, 12/07/2023
"Lộ diện" lý do kinh tế Trung Quốc chưa thể phục hồi
04:00, 01/07/2023