Nga đã “tấn công” kinh tế Ukraine như thế nào?
Ngay từ đầu, Nga đã chủ trương đánh phá các trung tâm kinh tế quan trọng của Ukraine, khiến nền kinh tế nước này kiệt quệ.
>>“Phép màu” nào giúp kinh tế Ukraine chưa sụp đổ?
Ngay từ đầu khi hướng tấn công từ phía Bắc thọc thẳng vào thủ đô Kiev bị thất bại, Nga đã chuyển sang trạng thái cuộc chiến tranh tiêu hao, mạn lãnh thổ phía Đông Nam hứng chịu hỏa lực cực mạnh, liên tục trong nhiều tháng, từ Mariupol đến Odessa.
Xung đột đã phá hủy nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng của Ukraine. Ngày 3/10/2022, Tổng thống Putin ký sắc lệnh sáp nhập 4 vùng lãnh thổ gồm Donetsk và Lugansk, Kherson và Zaporozhye - động thái này đã chia cắt trầm trọng nền kinh tế Ukraine.
Khu vực giàu khoáng sản này có mỏ than lớn thứ 4 ở châu Âu, với trữ lượng có thể khai thác ước tính hơn 10 tỷ tấn, sản xuất khoảng 70 triệu tấn than mỗi năm cung cấp 8 nhà máy điện ở Donetsk.
Lugansk là trung tâm logictics quan trọng, nơi tập hợp các ngành công nghiệp luyện kim, máy móc và nông nghiệp, dược phẩm, hóa chất. Đặc biệt, nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye sản xuất khoảng 40 tỷ kWh điện mỗi năm, chiếm khoảng 25-27% toàn bộ ngành năng lượng ở Ukraine.
Hơn 70% doanh nghiệp tư nhân quan trọng nhất đều đặt trụ sở tại các tỉnh có mạng lưới công nghiệp phát triển như Dnipropetrovsk, Donetsk, hay Kharkov. Donetsk hay Dnipropetrovsk đều là thành trì của những nhà tỷ phú giàu có nhất nước.
Tuy nhiên, giờ đây Ukraine không thể khai thác tất cả lợi thế này, vì hạ tầng bị tàn phá ở mức độ thảm họa, các trung tâm công nghiệp bị bắt làm “con tin”, rơi vào trạng thái tranh chấp chủ quyền, khiến Ukraine mất tự chủ tài chính.
Việc đánh phá cảng biển khu vực Đông Nam Ukraine đã khiến toàn bộ lĩnh vực ngoại thương gần như bị phong tỏa. Khoảng thời gian dài Ukraine không thể xuất khẩu ngũ cốc cho đến khi đạt được thỏa thuận 4 bên.
Nhưng Moscow đã rút khỏi thỏa thuận này vào ngày 17/7/2023, Nga đã tiến hành các cuộc không kích liên tiếp nhằm vào Odessa. Vụ tập kích sau đó 2 ngày đã phá hủy 60.000 tấn ngũ cốc ở thành phố Chornomorsk.
Liên tục trong tháng 9, UAV và tên lửa Nga nhằm đến nhiều cảng nội địa dọc sông Danube, cắt đứt đường xuất khẩu ngũ cốc sang Romania, khiến hoạt động này giảm xuống còn 2,5 triệu tấn mỗi tháng.
Vận chuyển ngũ cốc bằng đườg bộ và đường sắt được tính đến, nhưng vấp phải chi phí cao và rất có thể Nga sẽ tấn công mạnh vào hạ tầng nếu họ quyết tâm phong tỏa nền kinh tế Ukraine.
>>EU đối mặt thách thức lớn vì Ukraine
Rối loạn liên quan đến ngũ cốc bắt đầu xuất hiện khi các quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng, do ngũ cốc Ukraine tràn ngập thị trường, nông dân nhiều nơi ở Slovakia, Ba Lan, Hungary đã biểu tình phản đối quyết định không gia hạn lệnh cấm của nhà cầm quyền với nông sản Ukraine.
Cho tới nay, ngành nông nghiệp bảo đảm công ăn việc làm cho gần 15% dân số trong tuổi lao động và đem về hơn 9% tổng sản phẩm nội địa, 50% sản lượng nông nghiệp xuất khẩu của Ukraine.
Cú đánh trực diện vào nông nghiệp và những ngành kinh tế quan trọng nhất của Ukraine ở miền Đông gây ra hệ quả dai dẳng. Chi phí chiến tranh quá lớn trong khi nền kinh tế sa sút, là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Ukraine phải đối mặt.
Có thể bạn quan tâm