EU đối mặt thách thức lớn vì Ukraine

Diendandoanhnghiep.vn Nhìn ở góc độ như vậy có thể thấy Tổng thống Putin đã thành công khi ngăn chặn khả năng Ukraine có thể gia nhập Liên minh châu Âu.

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Tổng thống Ukraine

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu và Tổng thống Ukraine

>> Châu Âu "lục đục" nội bộ vì ngũ cốc Ukraine

Sở dĩ Liên minh châu Âu (EU) có thể trở thành khối liên kết thành công nhất lịch sử loài người từ khi có nhà nước là bởi khả năng mở rộng và chấp nhận lẫn nhau dựa trên luật pháp chung, thuế quan chung, mậu dịch chung, thị trường chung và đồng tiền chung.

Nhưng giờ đây, chiến sự Nga - Ukraine đã làm thay đổi mọi thứ; hòa bình và ổn định của toàn bộ Đông Âu đang bị tấn công, gây ra những hậu quả to lớn cho toàn bộ lục địa. Điều này dẫn đến sự thay đổi lớn về chính sách của EU, buộc khối này phải mở rộng để kiểm soát xung đột.

Bất luận thế nào, thì mục tiêu tổng thể phải là tìm ra con đường cho sự gia nhập của Kiev vào EU. Làm như vậy sẽ giúp mang lại sự thịnh vượng và ổn định ở cả Ukraine và toàn bộ châu Âu.

Nhưng không phải dễ dàng, sự mở rộng này sẽ gây ra tranh chấp gay gắt về cải cách thể chế, mâu thuẫn về ngân sách và tài chính, với việc chấp nhận Moldova, Ukraine và các nước Tây Balkan. Diễn biến tranh chấp phụ thuộc vào kết quả chiến sự Nga - Ukraine.

Ukraine đã tìm kiếm cơ hội gia nhập EU suốt 2 thập kỷ qua. Nhưng trong nội bộ khối, sự ủng hộ dành cho việc ứng cử của Ukraine vào EU từ lâu chưa phải là ý kiến chủ đạo. Các thành viên quyền lực nhất của EU đều phản đối, viện dẫn mọi thứ, từ thể chế đến sợ bị Moscow xa lánh.

Một trong những nỗi sợ ấy đã thành sự thật, có thể nói chính sách “hướng Tây” của Kiev là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến sự Nga - Ukraine. Nga không muốn mất Ukraine, đóng vai trò là tấm khiên vững chắc về an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội.

Nếu Ukraine trở thành thành viên EU, NATO thì Nga lại phải căng mình đối đầu với đối thủ mạnh hơn. Để ngăn cản tiến trình này, ông Putin đã sử dụng bạo lực. Nhiều người cho rằng, Điện Kremlin ngày càng gần hơn với thất bại tại Ukraine. Nhưng nếu nhìn dưới góc độ địa chính trị, khả năng “hướng Tây” của Ukraine thì Nga đang đạt được mục đích của mình.

Sau chiến tranh, Ukraine rất khó đáp ứng tiêu chuẩn gia nhập EU và NATO

Sau chiến tranh, Ukraine rất khó đáp ứng tiêu chuẩn gia nhập EU và NATO

>> Ai có thể "định nghĩa" hòa bình Nga - Ukraine?

Thứ nhất, về an ninh quốc phòng, một Ukraine bị cuốn vào tranh chấp lãnh thổ, xung đột vũ trang chưa biết khi nào kết thúc thì khối NATO không bao giờ dám ra quyết định kết nạp. Đây cũng chính là lý do quan trọng nhất khiến Brussels trì hoãn quá trình gia nhập của Kiev.

Tất cả các thành viên vừa thích vừa lo sợ Điều 5 Hiệp ước NATO. Bên cạnh việc được bảo vệ, phòng thủ tập thể còn phải hy sinh nguồn lực vật chất, con người nếu chiến tranh xảy ra ở bất cứ thành viên nào.

Thứ hai, nền kinh tế, xã hội Ukraine chịu tổn thương trầm trọng sau 18 tháng chiến sự Nga - Ukraine, tạo ra bức tranh tương phản khó chấp nhận trong EU thịnh vượng. Nói đúng hơn, EU phải có trách nhiệm chia sẻ tài chính, kinh tế, thương mại, xã hội,… với Ukraine nếu là thành viên chung khối.

Đây là gánh nặng rất dễ làm phật lòng người dân châu Âu. Mặt khác để Kiev đạt được tiêu chuẩn EU về mọi mặt - không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Ở góc độ này cho thấy chiến lược kìm hãm Ukraine rất hiệu quả của Tổng thống Putin.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EU đối mặt thách thức lớn vì Ukraine tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714211238 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714211238 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10