Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu

TRƯỜNG ĐẶNG 15/10/2023 04:00

Ngay khi lạm phát đang được kiểm soát và tăng trưởng kinh tế bắt đầu phục hồi, xung đột Israel - Hamas có nguy cơ khiến những nỗ lực của châu Âu trở nên vô ích.

Châu Âu tiếp tục đứng trước nỗi lo giá năng lượng với xung đột Israel - Hamas

Châu Âu tiếp tục đứng trước nỗi lo giá năng lượng khi xảy ra xung đột Israel - Hamas

Các nền kinh tế châu Âu đang chuẩn bị cho những tác động lan tỏa của cuộc xung đột Israel - Hamas, bởi cuộc xung đột này  khiến cho triển vọng kinh tế của khối trở nên u ám hơn sau những cảm cảm giác tích cực hơn sau 20 tháng kể từ khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra.

>>Xung đột Israel - Hamas: Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

Bộ trưởng Tài chính Pháp, ông Bruno Le Maire, tuyên bố bên lề cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới: “Nền kinh tế thế giới đã bước vào thời kỳ khó khăn vì căng thẳng địa chính trị là rủi ro kinh tế thực sự. Bất kỳ sự leo thang nào trong khu vực sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng và thịnh vượng toàn cầu”.

Khu vực đồng euro dự kiến sẽ chỉ tăng trưởng 0,7% trong năm 2023 và 1,2% trong năm 2024 - giảm 0,2 và 0,3 điểm phần trăm so với kỳ vọng trước đó của IMF.

Mặc dù hiện tại, tác động kinh tế châu Âu từ xung đột Israel - Hamas vẫn khá hạn chế, nhưng những lo ngại về cuộc chiến có khả năng leo thang và kéo dài hơn nữa ở Trung Đông, có thể “đạp đổ” những thành tựu mà các nước châu Âu đã chật vật đạt được về tăng trưởng và lạm phát.

Nhiên liệu tăng và nỗi lo lạm phát

Kể từ khi nổ ra xung đột Israel - Hamas, giá dầu đã tăng 4% vào đầu tuần qua, dù vẫn ở mức thấp hơn 100 USD/thùng. Theo các chuyên gia, hiệu ứng dây chuyền ở châu Âu do giá dầu tăng có thể đáng kể hơn các khu vực khác. Lý do là bởi lục địa này đã phải vật lộn với cú sốc giá năng lượng khiến lạm phát tăng vọt kể từ khi chiến sự Nga – Ukraine nổ ra.

Nhiên liệu là một trong những yếu tố nhạy cảm nhất đối với lạm phát của khu vực

Nhiên liệu là một trong những yếu tố nhạy cảm nhất đối với lạm phát của khu vực châu Âu

Nhà kinh tế trưởng của IMF, Pierre-Olivier Gourinchas, cho biết mức tăng đột biến trên 10% của giá dầu sẽ làm giảm GDP toàn cầu khoảng 0,15 điểm phần trăm và làm tăng lạm phát thêm 0,4 điểm phần trăm.

Ông Henning Gloystein, Giám đốc mảng năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group cho biết, dù “xung đột Israel - Hamas cho đến nay không ảnh hưởng đến bất kỳ nguồn cung dầu nào, nhưng mức giá mà chúng ta đang thấy báo hiệu thị trường dầu có rủi ro cao hơn đối với nguồn cung vì lo ngại rằng xung đột có thể leo thang”.

Cho tới hiện tại, nguy cơ chính vẫn là sự tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp của Iran vào cuộc xung đột Israel - Hamas, vốn có thể dẫn đến việc cắt giảm sản lượng dầu của nước này hoặc tác động đến nguồn cung khác.

>>Vì sao Ấn Độ lại ủng hộ Israel?

Ông Gloystein nói thêm: “Nếu eo biển Hormuz bị ảnh hưởng… thì chúng ta sẽ thấy giá dầu tăng vọt, trên 100 USD/thùng”. Đối với EU, điều này cũng đồng nghĩa với cuộc chiến kiểm soát lạm phát trở nên khó khăn hơn, gây áp lực lên chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp tiếp theo nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Đà hồi phục mong manh

Dù chưa thực sự rõ nét, nhưng xung đột Israel - Hamas khiến nỗ lo lạm phát châu Âu thêm phần trầm trọng. Trước xung đột Israel - Hamas vào cuối tháng 9, lạm phát ở khu vực Eurozone đã bắt đầu hạ nhiệt sau nhiều nỗ lực duy trì chinh sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng trung ương châu Âu và các nền kinh tế trụ cột.

Liệu xung đột mới ở Trung Đông có khiến Châu Âu tiếp tục thắt chặt tiền tệ và thu hẹp sản xuất?

Xung đột Israel - Hamas có nguy cơ khiến giá dầu tăng mạnh hơn nữa

Theo Eurostat, lạm phát cơ bản khu vực Eurozone (không tính chi phí năng lượng và thực phẩm) đã xuống 4,5% trong tháng 9 - giảm so với mức 5,3% trong tháng 8 và thấp hơn so với dự báo 4,8%. Con số tích cực này đã củng cố kỳ vọng của ECB sẽ không tăng lãi suất để đánh giá tác động chính sách.

Để lạm phát về mục tiêu 2%, ECB cần phải tiếp tục chính sách tiền tệ “diều hâu” trong một thời gian nữa, bất chấp đánh đổi bằng sự thu hẹp sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong khối. Đức, nền kinh tế hàng đầu EU, đã chứng kiến 3 quý giảm tăng trưởng liên tiếp do các chính sách này.

Chuyên gia Katharine Neiss, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại Công ty Đầu tư PGIM của Mỹ, nhận định tại châu Âu, tốc độ giảm của lạm phát chậm hơn rất nhiều so với Mỹ, là một trong dấu hiệu khác biệt đáng kể giữa hai nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là giá nhiên liệu, gồm xăng dầu và giá khí đốt tự nhiên thường dùng để sưởi ấm cho mùa đông.

Cũng bởi vậy, xung đột Israel – Hamas đem đến những nguy cơ tiềm tàng về giá dầu chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế EU. Trong bối cảnh thị trường năng lượng châu lục đang rất nhạy cảm, nguy cơ lạm phát tăng vọt kéo lùi sức mua của người tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế là điều hiện hữu.

Có thể bạn quan tâm

  • Châu Âu

    Châu Âu "lục đục nội bộ" về cách tiếp cận xung đột Israel - Hamas

    04:00, 12/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas thử thách nỗ lực hòa giải của Trung Quốc

    Xung đột Israel - Hamas thử thách nỗ lực hòa giải của Trung Quốc

    03:30, 11/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas bùng phát, giá dầu sẽ tăng vọt?

    Xung đột Israel - Hamas bùng phát, giá dầu sẽ tăng vọt?

    04:00, 09/10/2023

  • Hiểm hoạ đằng sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel

    Hiểm hoạ đằng sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel

    03:00, 09/10/2023

TRƯỜNG ĐẶNG