Xung đột Israel - Hamas: Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới

Diendandoanhnghiep.vn Trong kịch bản tồi tệ nhất, nền kinh tế thế giới có thể thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD và tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1982 do một phần tác động từ xung đột Israel - Hamas.

Xung đột leo thang tại Dải Gaza đặt nền kinh tế thế giới trước nguy cơ suy thoái rõ ràng hơn

Xung đột leo thang tại Dải Gaza đặt nền kinh tế thế giới trước nguy cơ suy thoái rõ ràng hơn

Bạo lực leo thang với tốc độ khủng khiếp ở Dải Gaza khi các chiến binh Hamas và Israel đáp trả lẫn nhau bằng vũ lực. Nguy cơ một cuộc xung đột lan rộng hơn ở Trung Đông đang như cơn sóng đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một khủng hoảng mới trong khi chiến sự Nga – Ukraine vẫn chưa tới hồi kết.

>> Xung đột Israel - Hamas bùng phát, giá dầu sẽ tăng vọt?

Dù mức độ hiện tại chưa tạo ra nhiều tác động cho kinh tế toàn cầu, nhưng chiến tranh ít nhất sẽ tạo thêm sự khó lường cho nền kinh tế toàn cầu vốn đang chậm lại. Trước hết, thị trường chứng khoán và giá dầu được cho là những nhân tố chịu tác động nhanh chóng nhất. Giá dầu thế giới đã tăng vọt khoảng 5% sau 2 ngày bùng nổ xung đột Israel - Hamas.

Dù đà tăng của giá dầu đã giảm bớt trước những dự báo về tác động tối thiểu đối với nền kinh tế thế giới, nhưng những biến số vẫn là khó lường. Chuyên gia Carl Tannenbaum, Chuyên gia kinh tế trưởng của Northern Trust, cho biết: “Bất kỳ nguồn gốc bất ổn kinh tế nào cũng đều làm trì hoãn việc ra quyết định, làm tăng phần bù rủi ro và đặc biệt là với khu vực Trung Đông”.

Niềm tin thị trường mong manh hơn

Xung đột bùng phát lên mức nghiêm trọng nhất trong vòng 50 năm qua giữa Israel và Palestine có thể khiến các ngân hàng trung ương phải đối mặt với các xu hướng lạm phát mới cũng như giáng một đòn mạnh vào niềm tin kinh tế.

Giá dầu được dự báo sẽ tăng, với mức độ tùy thuộc vào tình hình thực địa

Giá dầu được dự báo sẽ tăng, với mức độ tùy thuộc vào mức độ leo thang xung đột Israel - Hamas

Đây là thời điểm triển vọng kinh tế toàn cầu đang mong manh, giữa một bên là đà suy thoái của các nền kinh tế lớn và một bên là các nỗ lực kiềm chế sự gia tăng giá cả gây ra bởi đại dịch và chiến sự Nga - Ukraine. Đối với các ngân hàng trung ương, câu hỏi lớn nhất sẽ là liệu cuộc xung đột Israel - Hamas có khả năng dẫn đến áp lực lạm phát mới hay không.

Bloomberg Economics đã xem xét tác động có thể xảy ra đối với tăng trưởng và lạm phát toàn cầu theo ba kịch bản.

Kịch bản 1: Xung đột giới hạn ở Dải Gaza

Năm 2014, vụ Hamas bắt cóc và sát hại ba người Israel là nguyên nhân gây ra cuộc xâm lược trên bộ vào Gaza khiến hơn 2.000 người thiệt mạng. Giao tranh không lan rộng ra ngoài lãnh thổ Palestine và tác động của nó đến giá dầu - cũng như nền kinh tế toàn cầu - là không đáng kể.

Nếu vụ việc hiện nay tái diễn kịch bản đó, Bloomberg đánh giá tác động đến nền kinh tế toàn cầu sẽ ở mức tối thiểu. Trong trường hợp ngành dầu mỏ Iran – hiện đang ở mức 700.000 thùng/ngày – bị đóng băng, Saudi Arabia và UAE có thể bù đắp lượng dầu bằng công suất dự phòng của họ. Theo đó, Bloomberg Economics ước tính giá dầu sẽ tăng từ 3 đến 4 USD mỗi thùng.

Kịch bản 2: Nổ ra cuộc chiến ủy nhiệm

Trong trường hợp Hezbollah - một đảng phái chính trị và lực lượng dân quân ở Lebanon được Iran hậu thuẫn -tham gia chống trả Israel, mọi chuyện sẽ tệ đi rất nhiều.

Một khi xung đột lan sang Lebanon và Syria, nơi Iran cũng hỗ trợ các nhóm vũ trang, đây sẽ thực sự gây tổn thất lớn về kinh tế. Sự leo thang sẽ làm tăng khả năng xảy ra xung đột trực tiếp giữa Israel và Iran, có khả năng khiến giá dầu tăng cao. Dự báo mà Bloomberg đưa ra là giá dầu sẽ tăng khoảng 10%, lên khoảng 94 USD/thùng.

>> Vì sao Ấn Độ lại ủng hộ Israel?

Ngoài ra, nếu các cuộc biểu tình chống Israel trong thế giới Ả Rập - như Ai Cập, Lebanon và Tunisia - gia tăng, tác động sẽ lan rộng hơn.

Lạm phát sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải với nhiều quốc gia trên thế giới nếu xung đột leo thang và kéo dài

Lạm phát sẽ tiếp tục là một vấn đề nan giải với nhiều quốc gia trên thế giới nếu xung đột Israel - Hamas leo thang và kéo dài

Bloomberg dự báo tăng trưởng toàn cầu có thể giảm đi 0,3 điểm phần trăm trong năm 2024, tương ứng khoảng 300 tỷ USD sản lượng bị mất. Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ chỉ còn 2,4% - mức tăng trưởng yếu nhất trong ba thập kỷ, ngoại trừ giai đoạn dịch Covid năm 2020 và cuộc suy thoái toàn cầu năm 2009.

Giá dầu cao hơn cũng sẽ làm tăng thêm khoảng 0,2 điểm phần trăm vào lạm phát toàn cầu - giữ ở mức gần 6% và duy trì áp lực lên các ngân hàng trung ương trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ ngay cả khi tăng trưởng đáng thất vọng.

Kịch bản 3: Chiến tranh Iran - Israel

Xung đột trực tiếp giữa Iran và Israel là một kịch bản có khả năng xảy ra thấp nhưng sẽ là tác nhân gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ông Hasan Alhasan, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết: “Không ai trong khu vực, kể cả Iran, muốn thấy xung đột Israel - Hamas leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực”. Tuy nhiên, khả năng tính toán sai lầm là “rất lớn” nếu hai bên không chi phối được cảm xúc.

Trong kịch bản này, căng thẳng gia tăng giữa các siêu cường sẽ làm tăng thêm tình trạng bất ổn. Mỹ là đồng minh thân cận của Israel, trong khi Trung Quốc và Nga đang tăng cường quan hệ với Iran.

Với khoảng 1/5 nguồn cung dầu thế giới đến từ vùng Vịnh, xung đột này có thể sẽ khiến giá dầu tăng vọt lên mức 150 USD/thùng. Năng lực sản xuất dự phòng ở Saudi Arabia và UAE có thể không cứu vãn được tình thế nếu Iran quyết định đóng cửa eo biển Hormuz, nơi 1/5 nguồn cung dầu hàng ngày của thế giới đi qua.

Theo đó, Bloomberg Economics dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm 1 điểm phần trăm xuống còn 1,7% năm 2023, gây thiệt hại ước tính khoảng 1.000 tỷ USD. Lạm phát toàn cầu có thể lên mức 6,7% trong năm tới. Tại Mỹ, lạm phát mục tiêu 2% của FED sẽ nằm ngoài tầm với và dẫn tới một chính sách lãi suất thậm chí còn cứng rắn hơn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xung đột Israel - Hamas: Những kịch bản đáng sợ với kinh tế thế giới tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714296577 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714296577 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10