Hiểm hoạ đằng sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel

CẨM ANH 09/10/2023 03:00

Nhiều quốc gia trên thế giới đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công của Hamas vào Israel, đồng thời lo ngại xung đột Israel - Hamas sẽ lan rộng trong khu vực.

>>Trung Quốc sẽ hỗ trợ Israel bình thường hóa với Saudi Arabia?

Thế giới lên án cuộc Cuộc tấn công vũ trang quy mô lớn do hàng trăm tay súng Palestine tiến hành sáng nay vào khu vực miền Nam Israel. Ảnh: Reuters

Thế giới lên án cuộc tấn công vũ trang quy mô lớn của lực lượng Hamas vào khu vực miền Nam Israel. Ảnh: Reuters

Cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào Israel đã gây ra một loạt phản ứng từ các chính phủ châu Á. Các quốc gia cùng nhất trí lên án việc tấn công bạo lực, trong bối cảnh lo ngại về một sự leo thang thậm chí còn nguy hiểm hơn trong những ngày tới.

Lực lượng Hamas tại Dải Gaza đã bắn tên lửa và tiến vào lãnh thổ phía Nam của Israel. Quân đội Israel cho biết phiến quân đã tiến vào 22 thị trấn của Israel, giết chết ít nhất 300 người trong khi bắt cóc binh lính và dân thường, đồng thời bắn hàng nghìn quả rocket vào các thành phố của Israel.

Đây là đợt xâm nhập chưa từng thấy nhằm vào lãnh thổ Israel, cũng là một trong những động thái leo thang căng thẳng nghiêm trọng nhất tại khu vực trong nhiều năm qua. Nhiều nhà bình luận cũng mô tả vụ tấn công là thất bại chưa từng có của tình báo Israel.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi viết trên nền tảng xã hội X bày tỏ rằng ông vô cùng sốc trước tin tức về các cuộc tấn công khủng bố ở Israel. "Suy nghĩ và lời cầu nguyện của chúng tôi hướng về những nạn nhân vô tội và gia đình họ. Chúng tôi đoàn kết với Israel trong giờ phút khó khăn này", ông Modi viết.

The Global Times đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ quan ngại sâu sắc về tình hình tại Israel và kêu gọi tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế, chấm dứt hành động thù địch ngay lập tức, bảo vệ dân thường và ngăn chặn tình hình xấu đi hơn nữa.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết họ "lên án mạnh mẽ việc phóng tên lửa cũng như việc Hamas và các chiến binh Palestine khác xâm nhập vào lãnh thổ Israel từ Dải Gaza", đồng thời kêu gọi các bên "kiềm chế tối đa".

>>Trung Quốc có dễ thúc đẩy hòa bình Palestine - Israel?

Cuộc tấn công của lực lượng Hamas vào Israel là là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ khi cuộc chiến kéo dài 10 ngày giữa Israel và Hamas nổ ra năm 2021.

Cuộc tấn công của lực lượng Hamas vào Israel là vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ khi cuộc chiến xung đột giữa hai bên nổ ra năm 2021.

Các đồng minh phương Tây cũng lên án cuộc tấn công. Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi cuộc tấn công của lực lượng Hamas là “kinh hoàng”. Trong một tuyên bố mới nhất, ông Biden cho biết ông đã đề nghị với Thủ tướng Israrel Netanyahu rằng Mỹ sẽ sẵn sàng hỗ trợ chính phủ và người dân Israel, và khẳng định Israel có quyền bảo vệ chính mình và người dân của mình.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà kịch liệt lên án cuộc tấn công của nhóm Hamas nhằm vào Israel. "Đây là hành động khủng bố kinh hoàng. Israel có quyền tự vệ trước những vụ tấn công khủng khiếp này", bà nhấn mạnh; đồng thời khẳng định "khủng bố cùng bạo lực không giải quyết được điều gì".

Các chuyên gia cũng lo ngại, một cuộc tấn công bất ngờ trên nhiều mặt trận nhằm vào Israel có thể sẽ dẫn đến một cuộc trả đũa quân sự quy mô lớn nhằm vào Dải Gaza và có thể dẫn đến một cuộc xung đột rộng hơn với những hậu quả vượt ra ngoài Trung Đông.

Ông Giora Eiland, cựu Cố vấn an ninh quốc gia ở Israel, cho biết trong một cuộc họp ngắn với các nhà báo: “Tôi không thể loại trừ một cuộc chiến tranh trên diện rộng sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhà nước Israel”. 

Tuy nhiên, chuyên gia này lo ngại, cuộc tấn công của lực lượng Hamas sẽ làm phức tạp các nỗ lực ổn định an ninh tại khu vực Trung Đông. Hiện nay, Israel đang thúc đẩy mối quan hệ với Saudi Arabia dưới sự trung gian của Mỹ, trong đó Washington sẽ đưa ra những đảm bảo an ninh cho Riyadh. Về phần mình, Saudi Arabia sẽ bình thường hóa quan hệ với Israel. Israel cũng đã đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác về việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu cùng với các hành lang thương mại từ châu Á.

Bên cạnh đó, một phần của thỏa thuận với Saudi Arabia dự kiến sẽ liên quan đến những nhượng bộ của Israel ở Bờ Tây nhằm củng cố Chính quyền Palestine và tăng thêm khả năng thành lập một nhà nước Palestine độc lập. Nhưng điều này sẽ có khả năng đổ vỡ nếu cuộc giao tranh mới nhất khiến Israel mở rộng hoạt động sang Bờ Tây.

Saudi Arabia muốn sự đảm bảo an ninh của Mỹ một phần vì lo ngại của chính họ về Iran. Nếu Iran được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong cuộc tấn công vào Israel, điều đó có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán.

Bà Miri Eisen từng làm việc trong ngành tình báo quân sự và hiện đang điều hành một viện chống khủng bố tại Đại học Reichman ở Israel, cho biết vấn đề bây giờ là cuộc đối đầu sẽ leo thang theo chiều hướng như thế nào. "Liệu điều này có dẫn đến một cuộc chiến lớn hơn hay không? Nếu Iran thực sự đứng sau sự việc này, thì Israel có giành được ưu thế trong giai đoạn tiếp theo không?”

Có thể bạn quan tâm

  • Trung Quốc sẽ hỗ trợ Israel bình thường hóa với Saudi Arabia?

    Trung Quốc sẽ hỗ trợ Israel bình thường hóa với Saudi Arabia?

    03:30, 09/08/2023

  • Trung Quốc có dễ thúc đẩy hòa bình Palestine - Israel?

    Trung Quốc có dễ thúc đẩy hòa bình Palestine - Israel?

    03:30, 24/06/2023

  • Bước đi đầy tham vọng của Trung Quốc tại Trung Đông

    Bước đi đầy tham vọng của Trung Quốc tại Trung Đông

    03:30, 29/09/2023

  • Trung Đông và tham vọng thay đổi trong trật tự thế giới mới

    Trung Đông và tham vọng thay đổi trong trật tự thế giới mới

    01:00, 11/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hiểm hoạ đằng sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO