Xung đột Israel - Hamas: Châu Âu run rẩy vì "vàng đen"
Châu Âu như tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa - sau khi thoát Nga để mua năng lượng Trung Đông, thì khu vực này này xảy ra xung đột Israel - Hamas.
>>Kinh tế Đức suy giảm, "báo động đỏ" cho châu Âu
Khu vực châu Âu ngày càng mong manh trước các biến động địa chính trị. Khu vực này không chỉ đối mặt với chiến sự Nga - Ukraine, mà còn chịu tác động mạnh từ xung đột Israel - Hamas. Xung đột Trung Đông đã và đang gieo rắc nỗi ám ảnh suy thoái kinh tế, lạm phát với “lục địa già”.
Một trong những ảnh hưởng bao trùm được Goldman Sachs khái quát, xung đột Israel - Hamas có thể có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực đồng euro trừ khi áp lực giá năng lượng vẫn được kiềm chế.
Chuyên gia phân tích kinh tế châu Âu Katya Vashkinskaya chỉ ra những nguyên nhân: lưu lượng thương mại khu vực thấp hơn, điều kiện tài chính chặt chẽ hơn, giá năng lượng cao hơn và niềm tin của người tiêu dùng thấp hơn. Ví dụ, khu vực đồng euro xuất khẩu khoảng 0,4% GDP sang Israel và các nước láng giềng, trong khi mức độ ảnh hưởng thương mại của Anh khoảng 0,2% GDP.
Cụ thể, kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra, thị trường hàng hóa đã chứng kiến sự biến động gia tăng, với giá dầu thô Brent và giá khí đốt tự nhiên châu Âu lần lượt tăng khoảng 9% và 34% vào lúc cao điểm.
Với dự báo của Ngân hàng Thế giới, giá dầu có thể vượt mức 150 USD/thùng, khiến châu Âu chịu tác động mạnh nhất. Năng lượng là vấn đề nan giải nhất với “lục địa già” sau khi đoạn tuyệt quan hệ với Nga, rất nhiều quốc gia châu Âu quay sang tìm kiếm nhà cung dầu mỏ từ Trung Đông.
Tháng 10/2020, Thủ tướng Đức Olaf Scholz công du tới Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Qatar với hi vọng thắt chặt quan hệ thương mại trong lĩnh vực năng lượng. Tập đoàn năng lượng RWE (Đức) đã ký kết thỏa thuận với Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC-UAE) để cung cấp LNG từ cuối tháng 12/2022.
Năm 2021, Qatar cung cấp 24% tổng lượng LNG cho châu Âu. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Đức, con số này có thể sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, mối quan hệ năng lượng châu Âu - Trung Đông hiện nay không lấy gì chắc chắn trong bối cảnh xung đột Israel - Hamas ngày càng leo thang.
Ông Cinzia Bianco, chuyên gia về khu vực Vùng Vịnh tại Văn phòng Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu (có trụ sở tại Berlin), nói rằng: “Ngay cả khi ngoại giao phương Tây thành công trong việc đưa các quốc gia Trung Đông vào cuộc, các nước Trung Đông cũng lo ngại rằng điều đó sẽ chỉ là tạm thời”.
>>Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu
Những tác động âm thầm mang tính dây chuyền của cuộc xung đột Israel - Hamas lên thị trường năng lượng gây ra rủi ro tiềm tàng cho nỗ lực kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương châu Âu.
Kinh tế khu vực đồng tiền chung euro có dấu hiệu bước vào suy thoái từ cuối năm nay. Báo cáo của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết: GDP của 20 quốc gia trong khối đồng tiền chung eurozone đã giảm 0,1% trong quý 3 so với cùng kỳ năm trước, sau khi chỉ tăng 0,2% trong quý 2.
Lạm phát khu vực Eurozone đã giảm xuống dưới 3% do giá năng lượng và lương thực được bình ổn. Nhưng điều này gián tiếp cho thấy, năng lượng chính là điểm yếu chết người với châu Âu.
Xung đột Hamas - Israel hoàn toàn có khả năng leo thang, kéo theo nhiều quốc gia tham chiến. Tất nhiên, chưa ai dám chắc nguồn cung dầu mỏ, khí đốt từ Trung Quốc sẽ ra sao.
Có thể bạn quan tâm
Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu
04:00, 15/10/2023
Kinh tế châu Âu chưa có dấu hiệu khởi sắc
04:34, 01/08/2023
ECB tăng lãi suất, kinh tế Châu Âu sẽ suy giảm mạnh hơn
08:55, 11/09/2022
Điều gì xảy đến với kinh tế châu Âu khi Nga dừng xuất khẩu dầu khí?
15:16, 12/03/2022
Lãi suất âm, kinh tế châu Âu có dương?
06:07, 29/03/2021