Mức lãi suất được cho là “chuyện lạ” ở châu Âu đang cho thấy bức tranh kinh tế tối màu.
Nhiều ngân hàng ở châu Âu một lần nữa áp dụng chính sách lãi suất âm khiến người vay tiền được trả một khoản lãi, tương tự như vậy khi các ngân hàng thương mại gửi tiền vào ngân hàng Trung ương châu Âu, hoặc người dân mở tiết kiệm tại ngân hàng phải chịu mức phí tương đương phần trăm lãi suất âm.
Lãi suất âm tuy ít xảy ra nhưng là điều bình thường trong hoạt động tài chính. Trước tiên, khi ngân hàng Trung ương muốn “khuyên bảo” các ngân hàng thương mại sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn, ví dụ nới rộng biên độ cho vay thay vì nhờ ngân hàng Trung ương giữ giùm.
Mặt khác, về lý thuyết lãi suất thấp và xuống mức âm giúp kinh tế phục hồi khi doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ. Hạ lãi suất là phương pháp kích cầu kinh tế phổ biến nhất hiện nay.
Đầu năm 2016, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản từng áp dụng lãi suất âm 0,1% nhằm mục đích kéo giá tiêu dùng khỏi đà giảm suốt 20 năm trước đó, và giữ lạm phát ở mức 2% cho phép.
Các khoản vay sau đó bắt đầu bùng nổ, nhưng biện pháp này tại Nhật Bản không mấy hiệu quả, vốn quá rẻ, lợi suất của trái phiếu chính phủ giảm 1% điểm, đồng yen trượt giá sâu so với USD, chỉ số giá tiêu dùng giảm thêm 0,5%.
Lần thứ 2 trong vòng 5 năm tại châu Âu xuất hiện lãi suất âm ở mức 0,25%, mục đích cứu vãn nền kinh tế đang chìm ngỉm trong giảm phát kéo dài, tuy nhiên với thảm cảnh kinh tế châu Âu hiện nay, chỉ mỗi công cụ tài chính không thể giải quyết được.
Chỉ số giá tiêu dùng ở các nền kinh tế lớn nhất “lục địa già” như Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha đang giảm, điều đó có nghĩa doanh thu của doanh nghiệp eo hẹp, trong bối cảnh đó nguồn vốn dù rẻ cũng chẳng mấy ý nghĩa.
Trước hết, mức lãi suất được cho là “chuyện lạ” ở châu Âu đang cho thấy bức tranh kinh tế tối màu, doanh nghiệp không có nhu cầu vay thêm tiền. Vì sao như vậy?
Theo khảo sát của công ty tư vấn quản lý McKinsey, đến tháng 10/2021 hơn 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu sẽ đóng cửa, đồng nghĩa với 2/3 lao động tại. Tại Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh sẽ có 55% các công ty được khảo sát phải đóng cửa vào tháng 9/2021 nếu lợi nhuận tiếp tục ì ạch như hiện nay.
Vấn đề cốt lõi không thuộc quyền kiểm soát của Liên minh châu Âu (EU), đó là màn trì trệ mang tính hệ thống nhiều ngành nghề cộng với hiện trạng đổ vỡ chuỗi cung ứng từ Trung Quốc.
Ở diễn biến khác, EU đã tung ra hơn 2.000 tỷ euro cứu trợ; các nước châu Âu đã cũng trợ cấp và cho vay mạnh tay để duy trì sự sống cho doanh nghiệp. Nhưng dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa chấm dứt khiến đòn bẩy tài chính bị vô hiệu hóa.
Nguồn trợ cấp cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp và người dân…không cần thêm tiền, khiến thị trường tín dụng giảm cầu nghiêm trọng dẫn đến tính trạng vốn rẻ, lãi suất âm.
Nguy cơ lớn nhất là biến nền kinh tế thành một vùng tranh tối tranh sáng, nơi các công ty ngập trong nợ nần mà không thể trả hết, chỉ nhận đủ viện trợ của nhà nước để tồn tại, hay còn gọi là “công ty xác sống”.
Carl Bildt, cựu Thủ tướng Thụy Điển, bình luận: “Chúng ta cần phải loại bỏ tất cả các khoản trợ cấp này vào một lúc nào đó. Nếu không, chúng ta sẽ có một nền kinh tế thây ma”.
Riêng tại Pháp, có tới 10% doanh nghiệp sống lay lắt nhờ vào trợ cấp chính phủ, chính người châu Âu cũng bắt đầu phản đối bảo trợ quá mức, các chuyên gia IMF cho rằng, phá sản không phải là điều gì quá tồi tệ, đó là một phần của quá trình phá hủy thông thường khi tái tạo lại nền kinh tế.
Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden dự kiến bơm vào nền kinh tế 4,9 nghìn tỷ USD dưới dạng gói kích thích kinh tế, Cục dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục hạ và giữ lãi suất ở mức cận 0%.
Tiền quá nhiều trong nền kinh tế trong khi nhu cầu sử dụng ở mức thấp sẽ dẫn đến trạng lãi suất thấp trên phạm vi rộng, viễn cảnh có thể bùng phát khủng hoảng “thừa” tài chính tương đối.
Vốn sẽ tìm nơi trú ẩn trong vàng làm cho giá vàng neo ở mức cao, thị trường chứng khoán không mấy sáng sủa, trừ một vài lĩnh vực như dược và thương mại điện tử.
Có thể bạn quan tâm
Fed giữ nguyên lãi suất, Bitcoin lập tức đảo chiều
05:55, 19/03/2021
Chủ tịch Fed: Lạm phát chưa đủ để ngân hàng trung ương tăng lãi suất
06:00, 06/03/2021
Fed giữ nguyên lãi suất, quỹ đầu tư ồ ạt bán vàng
06:06, 29/01/2021
Châu Âu với tham vọng đa cực và "cú chuyển mình" sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
05:45, 22/03/2021
Châu Âu cảnh giác với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc!
07:00, 06/02/2021
Châu Âu, Mỹ và bài học chống dịch COVID-19 từ châu Á
06:00, 06/01/2021