Châu Âu cảnh giác với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc!

Diendandoanhnghiep.vn Châu Âu đang cho thấy sự cảnh giác với chiến dịch “ngoại giao vắc xin” của Bắc Kinh. Ít nhất là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảm thấy như vậy…

Cuộc săn lùng vắc xin COVID-19 đã chứng kiến các quốc gia cạnh tranh quyết liệt để phát triển và phân phối cho các quốc gia khác như một cách để tăng cường ảnh hưởng ngoại giao, kinh tế và uy tín. Nước Pháp và châu Âu dường như đang bị tụt lại đằng sau.

Vắc-xin COVID-19 đang được Bắc Kinh dùng như

Vắc xin COVID-19 đang được Bắc Kinh dùng như "cành ô-liu" với các quốc gia khác.

Sự thiếu hụt của vắc-xin COVID-19 đã làm lộ rõ sự tụt hậu ngành công nghiệp dược phẩm tại lục địa già. Vốn luôn tự hào có một nền y học tiên tiến, một hệ thống y tế hoàn hảo, nhưng đến thời điểm này lại không đủ vắc xin để phòng bệnh cho người dân?

Rõ ràng cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng đã buộc khu vực này phải chấp nhận một sự thật đau đớn rằng, họ đã thiếu đầu tư trong các ngành công nghiệp y tế trong vòng 20 năm trở lại đây. Vô hình trung, điều này lại đang tạo ra một “cơ hội vàng” để Nga và Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng.

Những dấu hiệu bấn loạn đầu tiên bắt đầu từ việc Hungary và Serbia chuẩn bị sử dụng vắc xin Sinopharm của Trung Quốc ở các nước này. Trong khi Bắc Kinh cũng đang tài trợ hoặc bán cho các quốc gia trên thế giới từ Pakistan đến Thổ Nhĩ Kỳ, rồi đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia Tây Phi.

Còn theo hãng tin AFP, 40.000 liều Sputnik V đầu tiên đã đến Hungary hôm 02/02. Thủ tướng Viktor Orban còn khẳng định, ông chắc chắn sẽ tiêm bằng vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc nếu đến lượt mình.

Có thể nói, sau cuộc khủng hoảng khẩu trang thời kỳ đầu đại dịch, giờ đây, cuộc khủng hoảng vắc xin đang mở rộng đường cho Nga và nhất là Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng. Bắc Kinh với các chiến lược ngoại giao y tế đang có những bước tiến dài trong việc nâng cao tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.

Và giờ đây, các nước phương Tây cũng đến lúc “bỏ qua sĩ diện” khi không còn quan tâm nhiều đến vấn đề chính trị. Họ chỉ để ý đến tính hiệu quả và khả năng cung ứng.

Các chuyên gia phân tích chính trị cho rằng, có một sự thật đang cho thấy, các nước phương Tây đang mất dần tầm ảnh hưởng cả trên bình diện công nghệ và kinh tế. Một khía cạnh mà phương Tây luôn tự hào từ 5 thế kỷ qua.

Điều này đã khiến nhà lãnh đạo nước Pháp cảm thấy bị “tổn thương”. Phát biểu trước Hội đồng Đại Tây Dương (NATO), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận rằng "những thành công ngoại giao" ban đầu của Trung Quốc trong việc phân phối vắc xin cho các nước khác có thể được coi là "một chút sỉ nhục đối với chúng tôi, các nhà lãnh đạo phương Tây".

Châu Âu đang tổn thương khi việc sản xuất và phân phối vắc-xin COVID-19 gặp khó khăn.

Châu Âu đang tổn thương khi việc sản xuất và phân phối vắc xin COVID-19 gặp khó khăn.

Đồng thời ông cũng cảnh báo rằng hiệu quả của vắc xin Sinopharma hoặc Sinovac là không rõ ràng vì "hoàn toàn không có thông tin" được chia sẻ về các thử nghiệm.

Ông cho rằng: “Điều đó có nghĩa là trong trung và dài hạn, gần như chắc chắn rằng nếu loại vắc xin này không phù hợp, nó sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các biến thể mới, nó sẽ hoàn toàn không khắc phục được tình hình của các quốc gia này”.

Bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng thúc giục Nga và Trung Quốc "hiển thị tất cả dữ liệu" nếu họ muốn vắc xin của họ được chấp thuận tại Liên minh châu Âu.

Cũng dễ hiểu cho Tổng thống Pháp khi mà ông và nước Pháp đã trải qua sự thất vọng “không nhẹ” sau khi tập đoàn dược phẩm hàng đầu của nước này là Sanofi và trung tâm nghiên cứu hàng đầu Viện Pasteur gặp phải những thất bại trong nỗ lực phát triển một loại vắc xin ngừa COVID-19.

Cũng trong buổi hội nghị đó, nhà lãnh đạo Pháp đã lên tiếng hối thúc NATO do Mỹ dẫn đầu, hãy thảo luận về "cách đối phó với các vấn đề mới ở Thái Bình Dương", một cách nói ám chỉ với Trung Quốc. Sở dĩ như vậy vì từ trước đến nay, NATO hầu như chỉ tập trung vào mục tiêu phòng thủ chống lại Nga.

Trung Quốc được coi là nguồn gốc của đại dịch COVID-19 sau khi một dòng coronavirus mới xuất hiện ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm 2019.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Châu Âu cảnh giác với vắc xin COVID-19 của Trung Quốc! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711710581 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711710581 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10