Xung đột Israel - Hamas: Thử thách tham vọng ngoại giao của Trung Quốc
Đối mặt với những lời kêu gọi tăng áp lực đến Iran, Trung Quốc để mắt tới áp lực ngày càng tăng của Mỹ trong việc giải quyết cuộc xung đột Israel - Hamas.
>> Thêm rào cản mới, doanh nghiệp bán dẫn Trung Quốc chồng chất khó khăn
Sau khi đưa Saudi Arabia và Iran vào bàn đàm phán, Chủ tịch Tập Cận Bình dường như đang bắt đầu hoạt động ngoại giao thế giới, chú trọng đến việc hòa giải hòa bình giữa Palestine và Israel.
Tuy nhiên sau đó, Israel lại có chiến tranh với Hamas ở Gaza và Trung Quốc đã không lên án cuộc tấn công xuyên biên giới của nhóm chiến binh vào Israel. Đặc phái viên ngoại giao Trung Quốc tại Trung Đông Zhai Jun vẫn chưa đến Israel. Bắc Kinh dường như đã làm rất ít để tạo điều kiện thuận lợi cho hòa bình, bất chấp ảnh hưởng chính trị và kinh tế của nước này trong khu vực.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng lập trường đứng ngoài của Bắc Kinh cho thấy những hạn chế của quốc gia này trong khu vực, bất chấp mục tiêu đã nêu là trở thành một đối tác quan trọng ở Trung Đông.
Mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Israel đã trở nên sâu sắc hơn trong thập kỷ qua, với nguồn đầu tư của Trung Quốc chảy vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và công nghệ cao của Israel cũng như thương mại song phương đang bùng nổ.
Nhưng việc Trung Quốc không chỉ trích Hamas và chuyến thăm của Đặc phái viên Trung Quốc về vấn đề Trung Đông Zhai Jun tới Qatar, Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Jordan vào tháng trước đã khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng Bắc Kinh trung lập đến mức nào.
Đối với một số người, lập trường của Trung Quốc cần được đánh giá dựa trên sự cạnh tranh ngày càng tăng của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với Washington. Theo ông Randall Schriver, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: "Trung Quốc muốn duy trì quan sát tình hình tại Trung Đông cho đến khi quyết định tiến xa hơn một chút và đánh giá nơi nào có thể mang lại cơ hội”.
>> “Bong bóng” đô la Mỹ có thể vỡ bởi xung đột tại Trung Đông
Ông Schriver nói thêm: “Vấn đề thực sự đối với Trung Quốc là cuộc chiến ở Trung Đông có tác động thế nào đối với nguồn lực của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với cả Iran - quốc gia ủng hộ Hamas và các lực lượng dân quân khu vực như Hezbollah - và các nước Ả Rập. Ông Brian Wong, một thành viên tại Hiệp hội Toàn cầu Oxford, cho biết: “Trung Quốc không muốn đánh mất những bước tiến ngoại giao mới đạt được tại Thế giới Ả Rập”.
Quốc gia này đã đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên kéo dài một tháng của Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày 1 tháng 11. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết, Trung Quốc sẽ nỗ lực hết sức để khôi phục hòa bình ở các vùng lãnh thổ Palestine trong thời gian làm Chủ tịch hội đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Trung Quốc sẽ xây dựng sự đồng thuận và áp dụng các hành động có trách nhiệm và có ý nghĩa càng sớm càng tốt để giảm bớt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Nhưng các quan chức Israel đã kêu gọi Trung Quốc làm nhiều hơn nữa. Trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, Đại sứ Israel tại Singapore đã kêu gọi Trung Quốc giúp đỡ Israel trong cuộc chiến chống lại nhóm chiến binh Hamas nhằm chấm dứt một "vòng luẩn quẩn".
Đối với các nhà quan sát, cơ hội để Trung Quốc đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc giải quyết xung đột ở Trung Đông vẫn rất mong manh. Một số nhà phân tích nhận thấy đây cũng là bước đi phù hợp với cách thức của Trung Quốc.
"Trung Quốc xem xét rất nhiều yếu tố trước khi thực sự tham gia vào tiến trình hòa bình tại Trung Đông. Họ sẽ dựa trên các khía cạnh như các nguồn lực quốc phòng sẽ thực sự được phân bổ vào đâu và liệu Mỹ có tăng các khoản viện trợ có ý nghĩa vào khu vực theo những lời tuyên bố từ trước đến nay hay không?", Tiến sĩ Anas Iqtait, giảng viên kinh tế và kinh tế chính trị Trung Đông tại Đại học Quốc gia Australia nhận định.
Có thể bạn quan tâm
“Bong bóng” đô la Mỹ có thể vỡ bởi xung đột tại Trung Đông
05:20, 29/10/2023
Mỹ có nguy cơ bị kéo trở lại xung đột Trung Đông
03:30, 28/10/2023
Trung Quốc ngày càng "lấn sâu" vào Trung Đông
03:30, 25/10/2023
Chiến tranh Trung Đông sẽ thay đổi quan điểm của cử tri Mỹ về ông Biden?
02:30, 22/10/2023
Xung đột Israel - Hamas: Vấn đề nóng đặt ra với Trung Đông
03:30, 17/10/2023