Xung đột Israel - Hamas: Vấn đề nóng đặt ra với Trung Đông

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/10/2023 03:30

Dù không có dầu mỏ hay sự hiện diện của các cường quốc thì bản thân các quốc gia Trung Đông cũng đối diện với nhiều vấn đề khó giải quyết.

Bạo lực có thể lan rộng sau sự kiện Hamas tấn công Israel (Ảnh: Reuters)

Bạo lực có thể lan rộng sau sự kiện Hamas tấn công Israel (Ảnh: Reuters)

>>Xung đột Israel - Hamas: Mâu thuẫn cường quốc hiện hình?

Ngay cả khi Trung Đông quá quen với xung đột và chết chóc thì cuộc tấn công của Hamas vào Israel vẫn là bước ngoặt rất đáng lưu tâm. Hơn 1.300 công dân Israel, bao gồm cả người già, trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh thiệt mạng, 150 con tin nhiều quốc tịch bị giam cầm.

Trước màn tấn công khủng khiếp, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đặt mục tiêu quét sạch Hamas “khỏi bề mặt trái đất”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel, Emmanuel Nahshon kêu gọi “đánh bại kẻ thù hoàn toàn và rõ ràng bằng bất cứ giá nào”.

Chủ nghĩa khủng bố là thách thức vô cùng lớn đối với các nền dân chủ vì nó là động lực thúc đẩy chiến tranh. Lịch sử chống khủng bố hiện đại cho thấy một bài học rõ ràng: chỉ thông qua việc nhắm mục tiêu cụ thể vào một tổ chức khủng bố, một quốc gia mới có thể vĩnh viễn tiêu diệt được tổ chức đó và tránh được một cuộc xung đột rộng hơn.

Khu vực Trung Đông bị vướng vào tình thế này, và có thể sẽ tiếp diễn nếu như Israel không “giải quyết” được Hamas. Lực lượng này đặt mục tiêu xóa bỏ Israel, nhưng điều này có vẻ ảo tưởng bởi Israel mạnh hơn những gì thế giới biết về họ.

>>Trung Đông: Giảm Mỹ, tăng Trung vẫn bất định tương lai

Và đây cũng là vấn đề hóc búa, sẽ dẫn đến các cuộc xung đột nhỏ lẻ nhưng kéo dài triền miên- nó quá khiêm tốn để trói buộc bởi một hiệp định hòa bình có sự giám sát của các bên liên quan. Tuy nhiên cũng không dễ tiêu diệt tận gốc một lực lượng bí ẩn và linh hoạt như Hamas.

Sự khiêu khích của Hamas có thể dẫn đến phản ứng thái quá của Israel làm đảo ngược động lực ngoại giao hướng tới “bình thường hóa” ở Trung Đông - nơi đã chứng kiến một số quốc gia Ả Rập vùng Vịnh bắt đầu liên kết với nhà nước Do thái.

Dải Gaza là vùng đất bất hạnh nhất thế giới

Dải Gaza là vùng đất bất hạnh nhất thế giới

Như đã chứng kiến, đổ vỡ quan hệ Do thái - Hồi giáo để lại hậu quả nặng nề như thế nào ở Trung Đông. Các nhà nghiên cứu cho rằng, xung đột Israel - Hamas có thể lôi kéo nhiều lực lượng khác tham chiến, Hezbollah là một trong những nỗi lo thường trực trong khu vực.

Hóa ra, việc đổ lỗi cho dầu lửa không hoàn toàn đúng đắn khi lý giải tình trạng bất ổn kéo dài tại Trung Đông. Nguồn gốc của nó sâu xa hơn rất nhiều, khu vực này là nơi khởi phát và giao thoa nhiều hệ tư tưởng của 2 trong 3 tôn giáo lớn nhất thế giới.

Có quá nhiều triết lý sống đối nghịch, như cạnh tranh giữa người Sunny và Shite, giữa Do thái và Hồi giáo; nhiều vùng đất xa xưa là nơi khởi phát của tôn giáo khác nhưng lại là địa bàn sinh sống của tôn giáo này.

Có thể bạn quan tâm

  • Thất bại tình báo của Israel là

    Thất bại tình báo của Israel là "hồi chuông cảnh tỉnh" cho NATO

    04:00, 16/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas: Mâu thuẫn cường quốc hiện hình?

    Xung đột Israel - Hamas: Mâu thuẫn cường quốc hiện hình?

    03:30, 16/10/2023

  • Xung đột Israel – Hamas “thổi bùng” giá vàng tuần tới

    Xung đột Israel – Hamas “thổi bùng” giá vàng tuần tới

    11:20, 15/10/2023

  • Xung đột Israel - Hamas:

    Xung đột Israel - Hamas: "Cú sốc" với kinh tế châu Âu

    04:00, 15/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xung đột Israel - Hamas: Vấn đề nóng đặt ra với Trung Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO