Lộ diện lý do OPEC+ bất đồng về sản lượng dầu

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 26/11/2023 04:30

Saudi Arabia muốn tiếp tục giảm sản lượng khai thác dầu trong khi Nga và các thành viên châu Phi không muốn điều này xảy ra.

OPEC+ đang bất đồng về việc tiếp tục hạ hay giữ nguyên sản lượng khai thác dầu

OPEC+ đang bất đồng về việc tiếp tục hạ hay giữ nguyên sản lượng khai thác dầu

>>OPEC+ "rạn nứt", Nga soán ngôi Saudi Arabia

Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ và một số nước sản xuất bên ngoài gọi tắt là OPEC+ đang bị phân hóa thành 2 phe. Thành viên đứng đầu Saudi Arabia muốn tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác dầu; còn Nga, Angola, Congo đang tìm cách nâng hạn ngạch khai thác trong năm 2024.

Đây là động thái kỹ thuật thường xuyên của tổ chức này nhằm ổn định giá dầu ở mức giúp các thành viên thu được nhiều lãi nhất có thể. Nói cách khác, họ không muốn giá dầu rớt sâu thông qua việc chủ động tạo ra sự khan hiếm nguồn cung cục bộ.

Đặc biệt sau khi xảy ra chiến sự Nga - Ukraine, OPEC+ đã liên tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Điều này được giải thích là do sức ép của Moscow nhằm trả đũa Mỹ và phương Tây.

Tháng 7/2022, trong lúc hàng loạt nền kinh tế phương Tây đang đối diện với cuộc khủng hoảng năng lượng, Tổng thống Biden đã đến Saudi Arabia thuyết phục Ryadh nâng sản lượng dầu để bù đắp khoảng trống do Nga để lại. Nhưng Thái tử Mohamed Bin Salman từ chối đề nghị này.

Thậm chí, Washington đã đánh tiếng với Venezuela đổi nới lỏng lệnh cấm vận bằng việc tăng hạn mức khai thác dầu, nhưng Caracas không mặn mà với đề nghị này. Và hệ quả rất rõ ràng, lạm phát kỷ lục ở Mỹ, châu Âu suy thoái toàn bộ.

Thêm một nguyên nhân khác, gần đây một số thành viên OPEC tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của đồng đô la Mỹ, họ muốn tự quyết về giá cả, phương thức thanh toán, sản lượng khai thác.

Có nghĩa rằng, đã hình thành một cực rõ ràng hơn để chống lại sự ảnh hưởng của phương Tây. Trong điều kiện xung đột vũ trang thì thương mại, tài chính, tiền tệ - biểu hiện trong dầu mỏ và khí đốt đã và đang được “vũ khí hóa”.

Dĩ nhiên, không phải thành viên nào trong OPEC+ cũng nuôi tham vọng thoát Mỹ, thân Trung, Nga và ngược lại. Với các thành viên nhỏ, điều quan trọng nhất là bán được dầu, duy trì nguồn thu ngân sách; một số thành viên lớn như Nga, Iran - toan tính của họ thường thay đổi rất nhanh.

>>“Cú sốc” mới từ OPEC+

Saudi Arabia muốn giảm sản lượng, trong khi các thành viên châu Phi không muốn điều này!

Saudi Arabia muốn giảm sản lượng, trong khi các thành viên châu Phi không muốn điều này!

Nhóm châu Phi không muốn tiếp tục cắt giảm sản lượng, đẩy giá dầu tăng lên, vì dầu mỏ là nguồn thu chính yếu; Angola, Congo, Algeria và Nigeria đang vật lộn với tình trạng kinh tế khó khăn, lạm phát, nợ công cao, thiếu ngoại tệ mạnh để giao dịch quốc tế, đáo hạn các khoản vay.

Dầu mỏ rất quan trọng với nền kinh tế Algeria, năm 2014 giá dầu trên thị trường thế giới tăng kỷ lục khoảng 140 USD/thùng, cũng là năm GDP nước này lập đỉnh kỷ lục 213,81 tỷ USD. Sau khi giá dầu giảm liên tục vào các năm sau đó, GDP của Algeria liên tiếp sụt giảm, để mất đến 20,5% giá trị của năm 2014.

Nền kinh tế xếp hạng 11 toàn cầu là Nga cũng phụ thuộc vào công nghiệp năng lượng hóa thạch. Việc Moscow đồng ý cắt giảm sản lượng từ sau tháng 2/2022 đến hết năm 2023 chỉ là biện pháp “cắn răng chịu đựng” để phản đòn phương Tây.

Nếu không tối ưu hóa nguồn thu từ xuất khẩu dầu Nga rất dễ rơi vào khủng hoảng kinh tế, mất cân đối thu chi do chi phí đài thọ chiến tranh tại Ukraine tăng lên từng ngày.

Ngược lại, Saudi Arabia, Qatar, Kuwait tuy thịnh vượng nhờ dầu mỏ nhưng các quốc gia này đã có chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế từ vài thập kỷ nay. Các quỹ đầu tư khổng lồ rót vốn vào trung tâm tài chính ở Mỹ, châu Âu; đầu tư vào các giải bóng đá hàng đầu; bất động sản cao cấp, thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, vận tải và logistics, du lịch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và y tế.

Ví dụ Qatar đã tổ chức kỳ World Cup trị giá 200 tỷ USD, đắt đỏ nhất lịch sử! Mục đích là tạo ra hàng triệu việc làm trong nước, kích thích du lịch, quảng bá hình ảnh quốc gia, thu hút sự chú ý để trở thành trung tâm tăng trưởng mới tại Trung Đông.

Có thể bạn quan tâm

  • OPEC+

    OPEC+ "rạn nứt", Nga soán ngôi Saudi Arabia

    05:00, 30/06/2023

  • Với NOPEC, Mỹ có dễ

    Với NOPEC, Mỹ có dễ "ra đòn" OPEC?

    03:00, 27/05/2023

  • “Cú sốc” mới từ OPEC+

    “Cú sốc” mới từ OPEC+

    12:00, 08/04/2023

  • OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?

    OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu, ai hưởng lợi?

    12:00, 10/10/2022

  • Mỹ và OPEC

    Mỹ và OPEC "liên thủ" đấu với Nga?

    12:00, 11/06/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ