Bỏ việc để khởi nghiệp: Nên hay không?
Để khởi nghiệp thành công, bạn phải là người có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và dám đương đầu với thất bại...
Khi phong trào khởi nghiệp đang là xu hướng mới của mọi tầng lớp xã hội, cũng là lúc nhiều người sẵn sàng bỏ công việc ổn định với mức lương cao để hiện thực hóa đam mê của mình.
Với nền kinh tế hội nhập ngày nay, việc khởi nghiệp đã không còn là xa lạ nữa. Thế nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng đều thành công và khi thất bại rồi lại quay về ‘kiếp làm thuê’ khiến nhiều người tỉnh ngộ và có vô vàn bài học quý giá.
Mỗi người trong chúng ta ai cũng mong muốn được làm chủ bản thân công việc. Nhưng việc rời bỏ công việc ổn định để thỏa chí đam mê khởi nghiệp thì không nên quyết định vội vàng.
Những gian khó trên con đường khởi nghiệp của bạn không phụ thuộc vào định nghĩa thành công của riêng bạn. Như lời dạy của nhà văn Hemingway, “có đích đến để thúc đẩy bản thân tiến lên là một điều tốt, nhưng hành trình đi đến đích mới chính là điều quan trọng nhất”.
Khởi nghiệp đôi khi lại như một trò chơi may rủi, không phải ai cũng có một công thức chính xác. Có người khởi nghiệp thất bại một lần nhưng cũng có người cùng hoàn cảnh và công thức thức đó lại thất bại nhiều lần, cũng có người xuất sắc lại thành công ngay từ lần khởi nghiệp đầu tiên.
Từ khi có ý tưởng đến khi hiện thực hóa ý tưởng và có đồng doanh thu đầu tiên là cả chặng đường dài đầy gian nan, bạn phải ăn, ngủ và phải sống cùng với nó. Cho nên bạn nào có ý tưởng rồi thì đừng vội mà nghỉ việc, bởi bạn chưa thể biết được điều gì sẽ chờ bạn phía trước khi dấn thân vào khởi nghiệp.
Đã khởi nghiệp kinh doanh là phải chấp nhận đi kèm với rủi ro, người ta chỉ bỏ khoản thu nhập ổn định khi lợi nhuận kinh doanh riêng đó đã bắt đầu ổn định. Bất cứ công việc kinh doanh nào cũng phải có thời gian và quá trình, không ai cấm bạn vừa làm công và làm ông chủ cả. Ngoài ra, khởi nghiệp còn đồng nghĩa với việc bạn phải học cách quản lý tài chính, con người và luôn phải có sáng tạo trong bất kỳ một quy trình nào.
Bạn phải nhớ, khởi nghiệp hay đi làm công cũng cùng là để tạo một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, xã hội. Chỉ có số ít người đã hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp của mình và họ có thể thành công ngay từ lần đầu tiên, nhưng cũng có vô vàn người khởi nghiệp thất bại dẫn đến đưa bản thân vào con đường khánh kiệt, nợ nần chồng chất.
Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng Giám đốc Thắng Lợi Group giãi bày: "Tôi bực mình các bạn trẻ khởi nghiệp cảm xúc. Tôi dùng chữ cảm xúc bởi khi chưa chuẩn bị kỹ mọi thứ, các bạn ấy trở thành gánh nặng của xã hội. Nói gì thì nói, chúng ta phải có kinh nghiệm, thậm chí phải có độ lì nữa".
Bản lĩnh của người dám dẫn thân vào con đường khởi nghiệp là kiên trì nhưng muôn vàn khó khăn vẫn đến bởi nó là đặc sản cho bất ai muốn khởi nghiệp kinh doanh. Trong quá trình lập nghiệp sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không còn phương hướng nhưng bạn không được sợ, bạn phải từ từ giải quyết từng việc một theo hướng kiên trì và nhẫn nạn. Bởi bản lĩnh của người khởi nghiệp thành công là biết đương đầu với thật bại.
Tại các diễn đàn khởi nghiệp nhiều doanh nhân cho rằng bạn có thể khởi nghiệp ở bất kỳ tuổi nào cũng không phải là muộn, nhưng trước khi dấn thân vào con đường khởi nghiệp bạn nên có những trải nhiệm từ những ngày làm công ăn lương hay những lần kinh doanh doanh nhỏ lẻ. Họ khuyên khích bạn khởi nghiệp khi bạn đã có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều mảng như quản lý tài chính, marketing, sáng tạo cho từng sản phẩm và nắm bắt được nhu cầu của thị trường…
Khi bạn có thừa khát vọng và ý chí nhưng thiếu kiến thức, kinh nghiệm và chưa đủ tiềm lực tài chính thì bạn không nên mù quáng theo đuổi con đường khởi nghiệp để rồi nhận lấy thất bại. Bởi những gì bạn học được từ những thất bại của người khác chỉ giúp bạn nhận biết được chứ không chắc giúp bạn tránh được nó.
Có thể bạn quan tâm