Hành trình khởi nghiệp của tỷ phú da đen Aliko Dangote
Thành công của tỷ phú Aliko Dangote đã có phần lớn thời thơ ấu ở bên người ông cố ngoại thành danh, người đã giúp ông thấm nhuần tư duy kinh doanh khi còn nhỏ.
Tỷ phú Aliko Dangote sinh ngày 10/04/1957. Ông lớn lên trong một gia đình kinh doanh khá giả tại Kano, Nigeria. Ông cố nội của Aliko là Sanusi Dantata đã từng được công nhận là một trong những người giàu có nhất ở Kano.
Hành trình khởi nghiệp thành công của tỷ phú Aliko Dangote đã có phần lớn thời thơ ấu ở bên người ông cố ngoại thành danh, người đã giúp ông thấm nhuần tư duy kinh doanh khi còn nhỏ. Ngay khi còn đi học trong trường tiểu học, tỷ phú Aliko Dangote đã mua kẹo và bán lại chúng trên các đường phố để kiếm thêm tiền. Ông hồi tưởng lại, “tôi luôn giữ những ký ức về thời bé, khi ấy tôi đã tiết kiệm tiền tự đi mua các thùng các tông kẹo đường và bán chúng cho người quen và bạn bè, mục đích chỉ là muốn kiếm được tiền lời thôi. Vì thực tế là gia đình tôi không thiếu tiền. Có lẽ tôi đã đặc biệt quan tâm đến kinh doanh ngay từ thời gian đó”.
Trong bài phỏng vấn của Forbes, tỷ phú Aliko Dangote từng chia sẻ, khi bạn được nuôi dạy bởi cha mẹ hoặc ông bà làm kinh tế, bạn được trọn cảm hứng từ đó. Điều đó khiến bạn có một tâm thế sẵn sàng hơn và luôn nghĩ mọi thứ đều có thể làm được.
Niềm đam mê kinh doanh đã trở thành động lực để Aliko Dangote thi đỗ trường Đại học kinh doanh Al-Azhar, một trường đại học Hồi giáo có uy tín ở Ai Cập. Năm 1977 khi bước sang tuổi 21, Dangote tốt nghiệp Đại học Al-Azhar, hoàn thành nền tảng cơ bản cho sự nghiệp kinh doanh vẫn hằng ấp ủ. Với hành trang này, Aliko Dangote quay trở về quê hương Nigeria cùng ước mơ khởi nghiệp và góp phần xây dựng quê hương.
Trở về quê hương với hai bàn tay trắng, không có gì thế chấp ngân hàng, Aliko Dangote đã thuyết phục chú ruột cho vay 3.000 đô la để mở một công ty lấy tên là Aliko Dangote. Aliko Dangote bắt đầu kinh doanh các mặt hàng như xi măng đóng bao và hàng nông sản như gạo và đường. Những dự án kinh doanh này đã trở nên thành công đến mức ông có thể trả nợ cho chú mình trong vòng ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động.
Thế nhưng đến năm 1997, tỷ phú Aliko Dangote nhận ra rằng, hoạt động như một đơn vị trung chuyển thực ra vẫn rất tốn kém và hiệu quả chưa như mong muốn. Do vậy, ông đã đầu tư xây dựng một nhà máy để sản xuất những gì mà công ty đã và đang nhập khẩu và phân phối trong suốt 20 năm trước đó.
Năm 1999, Aliko Dangote chuyển sang sản xuất, xây dựng nhà máy lọc đường và nhà máy bột mì. Khi Dangote Sugar lần đầu tiên ra mắt trên thị trường chứng khoán Nigeria vào năm 2010, doanh số đã tăng gấp bốn lần lên tới 450 triệu đô la, theo Forbes. Điều này khiến Dangote Sugar thành nhà máy tinh chế đường lớn nhất ở châu Phi và lớn thứ hai trên thế giới theo 1 số ước tính. Tương tự, Dangote Flour tăng gấp ba doanh thu lên tới 270 triệu đô la.
Tỷ phú Aliko Dangote cho rằng hành trình khởi nghiệp của ông khá “thú vị”, tuy nhiên đôi lúc cũng gặp phải những trở ngại. Viêc vượt qua những thách thức này, đòi hỏi phải có tư duy lớn và cách tiếp cận sáng tạo, ông trao đổi với Forbes Africa. “Phải biết ước mơ lớn lao để trở nên lớn lao và đó là những gì chúng tôi đang làm”, ông nói, ông cũng đang cho xây dựng nhà máy lọc dầu dự kiến đầu tư khoảng 14 tỷ đô la.
Vào những năm 2000, toàn bộ châu lục đang đẩy mạnh mua năng lượng và ô tô bỗng nhiên trở nên phổ biến. Không chỉ vậy, các hãng hàng không mới liên tục ra đời dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng.
Những lý do này chính là động lực để Dangote mua một nhà máy lọc dầu ở Lagos vào năm 2007. Ông hy vọng các nhà máy lọc dầu sẽ đi vào hoạt động vào quý ba năm 2017, sẽ làm giảm đáng kể sự phụ thuộc của Nigeria vào các nhà cung cấp nước ngoài về dầu và khí đốt. Nhà máy này dự kiến sản xuất nửa triệu thùng dầu mỗi ngày.
Như vậy sau chặng đường gần 40 năm, đến nay, Aliko Dangote đã trở thành người giàu nhất trong lịch sử châu Phi cùng biệt danh “ông hoàng xi măng” của châu lục.
Khi nói đến những rủi ro tài chính mà ông đã trải qua những ngày đầu, Aliko Dangote kêu gọi các doanh nhân châu Phi nhìn xa và đầu tư lâu dài và đặc biệt là, từ giờ đến năm 2100, Châu Phi sẽ chiếm 50% dân số thế giới so với 30% hiện nay. Vì vậy nên chú trọng đầu tư cho nhu cầu tiềm năng này trong tương lai. Theo logic này, khoản đầu tư mới của Aliko Dangote là khoản đầu tư trị giá 12 tỷ USD cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu với công suất sản xuất 650.000 thùng mỗi ngày gần Lagos, nơi có thể cung cấp cho thị trường Châu Phi, Tây và Trung khi nó bắt đầu được hoạt động.
Lời khuyên của tỷ phú Aliko Dangote, nhà tài phiệt Nigeria: “Không phải các quốc gia nào cũng phải tạo ra việc làm, mà chính là các doanh nhân. Sự can thiệp của chính phủ nên được giới hạn lại để việc tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh tư nhân. Hai điều ưu tiên của các cơ quan công quyền cần thực hiện là: cung cấp điện ổn định và các chính sách kinh tế có thể dự đoán được.”
Có thể bạn quan tâm