Startup Mathpresso gọi vốn thành công 50 triệu USD tại Vòng Series C
Startup Mathpresso là nhà phát triển ứng dụng học tập Qanda dưới sự hậu thuẫn của SoftBank đã gọi vốn thành công 50 triệu USD tại Vòng Series C.
Đầu tháng 7 vừa qua, sau khi huy động được 50 triệu USD tại vòng gọi vốn do SoftBank hậu thuẫn, Mathpresso - nhà phát triển ứng dụng học tập có trụ sở tại Seoul đã đặt mục tiêu phá vỡ ngành công nghiệp gia sư truyền thống, đồng thời lập kế hoạch đưa công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Ngày 1/7, Mathpresso công bố khoản đầu tư mới, nâng tổng số vốn mà startup này huy động được cho đến nay lên 105 triệu USD. Theo Ray Lee, đồng sáng lập kiêm đồng Giám đốc điều hành của Mathpresso trong một cuộc phỏng vấn video từ trụ sở Seoul cho biết thêm, hiện công ty được định giá dưới mức 500 triệu đô la. Ray và người đồng sáng lập Jake Lee nằm trong số những người được vinh danh trong danh sách 30 gương mặt xuất sắc nhất châu Á dưới 30 tuổi của Forbes năm 2020.
Các nhà đầu tư vào startup này bao gồm các nhánh đầu tư mạo hiểm của SoftBank, công ty đầu tư Smilegate Investment của tỷ phú Hàn Quốc Kwon Hyuk-bin và Legend Holdings của người sáng lập Lenovo Liu Chuanzhi. Các nhà đầu tư mới bao gồm công ty đầu tư mạo hiểm GGV Capital, Goodwater Capital có trụ sở tại Thung lũng Silicon và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc. Đây cũng là thương vụ đầu tư đầu tiên của GGV vào một startup có trụ sở tại Hàn Quốc. Trước đó, Mathpresso đã huy động được 14,5 triệu USD vào năm 2019 và 5,3 triệu USD vào năm 2018.
Được thành lập vào năm 2015, Mathpresso vận hành ứng dụng di động Qanda (viết tắt của “Q và A”). Với ứng dụng này, học sinh có thể chụp ảnh các bài toán của họ và công nghệ AI của ứng dụng sẽ tìm kiếm câu trả lời. Năm 2017, ứng dụng này đã áp dụng tính năng quét nhận dạng ký tự quang học (OCR) dựa trên AI để tìm kiếm câu trả lời trong 5 giây. Hiện ứng dụng Qanda đã giải được 2,5 tỷ bài toán cho 9,8 triệu người dùng từ hơn 50 quốc gia. Số lượng người dùng ngày một tăng lên gấp 5 lần kể từ khi đại dịch buộc các trường học phải đóng cửa. Ngoài tiếng Hàn, ứng dụng còn có các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Indonesia và tiếng Thái.
Theo dự đoán của Giám đốc điều hành Ray Lee chia sẻ thì tương lai dạy kèm sẽ là một hình thức kết hợp giữa trực tuyến và ngoại tuyến. Ngành giáo dục chỉ là một trong những ngành không cho phép chuyển đổi nhiều. Nó có một chút truyền thống và bảo thủ, và có lẽ sẽ mất một thời gian mới có thể dễ dàng chuyển sang AI hơn hoặc dựa trên công nghệ.
Ray Lee nhận định rằng sứ mệnh của công ty là "phân đoạn và kết nối tất cả nội dung giáo dục trên thế giới" nhằm xây dựng một nền tảng học tập được cá nhân hóa mạnh mẽ, hỗ trợ bởi các thuật toán luôn đề xuất liền mạch. Công ty cũng đã có những thương vụ đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực học offline và xuất bản sách để tối ưu hóa trải nghiệm học tập trên tất cả các phương diện.
Jake Lee cho biết: “Từ trước đến nay, việc được hưởng nền giáo dục chất lượng chỉ luôn dành cho một số ít học sinh có điều kiện. Mong muốn phá bỏ các rào cản đối với giáo dục thông qua công nghệ chính là mục tiêu của chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi mong rằng bất kỳ ai cũng nên và sẽ có thể tiếp cận được nền giáo dục chất lượng được xây dựng dành riêng cho họ".
Với khoản đầu tư mới nhận được, Mathpresso muốn đẩy mạnh việc phát triển các thuật toán để tạo ra nội dung học cá nhân hóa, đề xuất những bài toán tương tự với dạng đề mà học sinh đang vướng mắc để người dùng tăng cường rèn luyện. “Chúng tôi đang ở giai đoạn đầu, nơi chúng tôi có thể đọc được trình độ chung của từng học sinh", CEO Ray Lee cho biết. “Đồng thời, chúng tôi cần phát triển hơn nữa, phân tích những gì mỗi học sinh cần, những nội dung họ cần đi sâu vào và đó là những gì chúng tôi sẽ tập trung vào.”
CEO Mathpresso chia sẻ thêm đã tính tới kế hoạch ra mắt công chúng và cũng có tính đến chuyện IPO trong tương lai gần, nhưng hiện tại đang ở giai đoạn tập trung vào kế hoạch kiếm tiền và dành thời gian vào việc tạo nội dung giáo dục cho Hàn Quốc và Nhật Bản. Hy vọng sau khi mọi việc ổn định sẽ bắt đầu nghĩ đến việc IPO.
Có thể bạn quan tâm