Tây Nguyên: Cây dược liệu thu hút nhiều bạn trẻ nuôi ý tưởng khởi nghiệp

MAI CHIẾN 11/09/2021 01:06

Hiện nay, cây dược liệu ở Tây Nguyên đang được nhiều bạn trẻ, doanh nhân tham gia khởi nghiệp với những mô hình hứa hẹn nhiều thành công.

Sau rất nhiều mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Kim Anh đã đến với cây sả như một cái duyên. Ban đầu chị Anh chưng cất những mẻ tinh dầu sả với nhu cầu phục vụ gia đình. Tuy nhiên, chị nhận thấy nó rất hữu ích cho mọi người, mọi nhà nên đã quyết tâm khởi nghiệp với cây sả. Sau 3 năm, định hướng đầu tư khởi nghiệp với dược liệu đến nay cơ sở  An Thiên đã sở hữu hơn 10 dòng sản phẩm được chế biến sản xuất. Doanh thu hàng năm ước đạt gần 1 tỷ đồng, tạo công an việc làm cho gần 10 lao động.

1.Vườn trồng dược liệu liên kết với nông dân của Công ty CP Đông Nam Dược Gia Lai

Vườn trồng dược liệu liên kết với nông dân của Công ty CP Đông Nam Dược Gia Lai

Chị Nguyễn Thị Kim Anh cho hay “cây dược liệu ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung rất tốt. Việc đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn từ thiên nhiên là việc mà chúng tôi chọn khởi nghiệp. Đi vào tìm hiểu tôi thấy, những cây tưởng chừng như cây cỏ mọc hoang nhưng lại rất tốt cho sức khỏe có nhiều công dụng chữa bệnh như cây hương nhu,cúc quỳ, cây sả, bạch đàn. Và cứ tìm hiểu và tự kiểm chứng trên bản thân phải gọi là diệu kỳ. Nên quyết định khai thác tận dụng và ứng dụng vào trong từng loại sản phẩm hướng đến thiên nhiên, cai hẳn hóa chất để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Cũng khởi nghiệp từ cây dược liệu, nhưng Công ty cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai lại chọn hướng sản xuất các loại cao. Sau 3 năm thành lập, đến nay Công ty đã có một nhà máy sản xuất hiện đại tại Khu công nghiệp Trà Đa và vùng trồng nguyên liệu khép kín. Mỗi năm Công ty cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai bao tiêu sản 50 tấn phẩm dược liệu cho người nông dân huyện Kbang và huyện Mang Yang. Các loại dược liệu này đều được người dân hai huyện khai thác từ trong rừng tự nhiên. Ngoài ra, công ty cũng phát triển được vùng nguyên liệu trồng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình.

2.Tiến hành trồng dược liệu trên vườn cung cấp cho các cơ sở sản xuất

Tiến hành trồng dược liệu trên vườn cung cấp cho các cơ sở sản xuất

Chia sẻ về lựa chọn sản xuất sản phẩm thực phẩm chức năng dược liệu để khởi nghiệp, doanh nhân Nguyễn Hữu Khánh – Giám đốc Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai chia sẻ: “Cây dược liệu ở Gia Lai quá nhiều nhưng chưa được khai thác đúng mức. Nhận thấy tiềm năng đó, nên tôi đã bàn với nhiều cổ đông sáng lập tham gia làm nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng dược liệu. Sản phẩm sản xuất được kiệm nghiệm kiểm định theo quy định của nhà nước. Sau nhiều lần triển lãm giới thiệu đến khách hàng, thì sản phẩm của chúng tôi được khách hàng đánh giá tốt. Đã có nhiều khách hàng sau khi dùng cho biết họ cảm nhận về sản phẩm rất tốt. Điều đó minh chứng hướng đi của của chúng tôi là đưa cây dược liệu vào sản xuất để bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.”

Chuyện khởi nghiệp với cây dược liệu như chị Nguyễn Thị Kim Anh, anh Nguyễn Hữu Khánh đang được rất nhiều bạn trẻ ấp ủ, hoạch định và phát triển thành Startup. Niềm cảm hứng thành công của các công ty như Trường Sinh Group (công ty TNHH Phát triển khoa học Quốc tế Trường Sinh), cơ sở tinh dầu An Thiên, Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Gia Lai đang là những ví dụ cơ bản định hướng cho những người muốn khởi nghiệp với cây dược liệu.

Thị trường dược liệu mới được hình thành và phát triển trong vài năm trở lại đây nhưng lại hứa hẹn nhiều thành công cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp trên cho biết, mặc dù mới hình thành nhưng đã có một thị trường tiêu thụ đứng vững trong lòng khách hàng.

3.Vườn cây dược liệu phát triển tốt ở Gia Lai

3. Vườn cây dược liệu phát triển tốt ở Gia Lai

Các Startup, doanh nghiệp mới hình thành chú trọng, phát triển và khai thác những loại cây dược liệu như là Sâm Ngọc Linh, đương quy, sâm dây, hà thủ ô, đinh lăng, Ngũ vị tử, Sơn tra, Đương quy, Bạch Truật, Đỗ trọng, Huyền sâm, Sả, Bạc hà, Tràm úc, Gấc, Gừng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Trinh nữ hoàng cung, Ý dĩ, sả, bạch đàn.

Theo ông Nguyễn Tuấn– Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Gia Lai cho biết: “Đến nay mới có khoảng 10 doanh nghiệp làm trong lĩnh vực trồng và chế biến cây dược liệu vào hội. Tuy nhiên quy mô các công ty này cũng nhỏ chủ yếu mới thành lập và đang đi chọn vùng trồng cây. Nếu các mô hình này thành công thì sẽ giúp cho cây dược liệu ở Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ bước sang một trang phát triển mới.

Có thể bạn quan tâm

  • "Số hóa" cho nông sản Nam Bộ và Tây Nguyên

    07:23, 09/08/2021

  • Kết nối tiêu thụ nông, thủy sản cho Nam Bộ và Tây Nguyên

    Kết nối tiêu thụ nông, thủy sản cho Nam Bộ và Tây Nguyên

    20:29, 06/08/2021

  • Hàng loạt

    Hàng loạt "ông lớn" bất động sản đổ bộ vào Tây Nguyên

    10:20, 15/01/2021

MAI CHIẾN