Kết nối tiêu thụ nông, thủy sản cho Nam Bộ và Tây Nguyên

Diendandoanhnghiep.vn Các nhà phân phối, tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước, sàn giao dịch điện tử... hãy vào cuộc quyết liệt với tinh thần “một miếng khi đói bằng gói khi no”.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021, ngày 6/8.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, cả trong tư duy và hành động.

Vào cuộc với tinh thần quyết liệt

Từ việc thay đổi phương thức tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa và đã xuất hiện mô hình “kinh tế nông nghiệp”, sản xuất xanh, sản phẩm an toàn… đến việc phát triển, đổi mới mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ qua các các hiệp hội, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh…

Vì vậy, trong hoàn cảnh bình thường (trước COVID-19) việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhìn chung được thực hiện mà không có nhiều biến động lớn, chủ yếu thực hiện qua các kênh truyền thống và hiện đại, tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh, các địa phương trong cả nước, các nước trong khu vực và thế giới đều phải phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch thì việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố đang phải thực hiện theo Chỉ thị 16 càng trở nên gay gắt, phức tạp.

Do bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến, lưu thông… nhiều nhà máy chế biến, cơ sở bảo quản phải ngừng hoạt động. Việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương, vùng miền gặp khó khăn.

Việc thu mua, giao thương trực tiếp không thực hiện được, nhiều cơ sở sản xuất người dân không kịp và không đáp ứng được ngay quy cách tiêu chuẩn hàng hóa đối với người tiêu dùng, nhất là hàng xuất khẩu.

Do đó, để tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân thuộc các tỉnh thành phố phía Nam và miền Trung, Tây Nguyên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kêu gọi các nhà phân phối, các tập đoàn kinh doanh thương mại, các tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước, các sàn giao dịch điện tử, các kênh thương mại trên nền tảng số, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các thương nhân hãy vào cuộc thật sự quyết liệt và sáng tạo để vừa giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm trong hoàn cảnh đặc biệt với tinh thần “một miếng khi đói bằng gói khi no”.

Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021.

Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng giao nhiệm vụ cho Vụ thị trường trong nước, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với nhau và với hai ngành ở địa phương (ngành Công Thương và ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) để đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước trên cả hai kênh truyền thống và hiện đại.

Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các Vụ thị trường ngoài nước phối hợp chặt chẽ với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, các nhà nhập khẩu, các thương nhân ở nước ngoài để tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường mới, nhất là Đông Á, Nam Á, châu Âu, Mỹ, Australia..

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các Thương vụ nỗ lực nắm bắt nhu cầu thị trường sở tại, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ ở trong nước, hướng dẫn các địa phương, người sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu… về các quy cách tiêu chuẩn, hàng hóa, mẫu mã theo thói quen, phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng người tiêu dùng bản địa.

Đề cập đến việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, thứ nhất, các địa phương cần rà soát nắm chắc số lượng chủng loại sản phẩm cần tiêu thụ, có giải pháp để tự cân đối nhu cầu tại chỗ, số còn lại phải khẩn trương kết nối với ngành Công Thương, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Quản lý thị trường cấp tỉnh, thành phố phố.

Kết nối với hai Tổ công tác đặc biệt của hai Bộ và các Vụ, Cục chức năng của hai Bộ; kết nối với các hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp thu mua, tập đoàn phân phối… để được tư vấn hỗ trợ tiêu thụ khẩn cấp.

Trong đó có việc giữ vững thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu, gỡ khó cho địa phương về nhân lực, phương tiện vận chuyển, khâu bảo quản, đóng gói, đảm bảo an toàn trong dịch bệnh.

Bộ trưởng lưu ý, các doanh nghiệp thu mua cần thực hiện các biện pháp bắt buộc tiêm ngừa vaccine, xét nghiệm cho người và cấp mã QR cho phương tiện vận tải hàng hóa.

Thứ hai, các tổ công tác tiền phương phối hợp thường xuyên chặt chẽ với các Vụ, Cục, đơn vị chức năng của hai Bộ và chính quyền các tỉnh, thành phố qua Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để nắm bắt nhu cầu, cập nhật tình hình trong từng trường hợp và kết nối kịp thời với các hiệp hội, ngành hàng, các tập đoàn phân phối doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, các tổ chức hỗ trợ thương mại trong nước và quốc tế để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho các địa phương.

Kinh nghiệm từ doanh nghiệp nhập khẩu

Trao đổi tại hội nghị, CEO Cấn Thành Trung, Công ty TNHH KOME (Nhật Bản) chia sẻ về những yêu cầu đối với hàng hoá của Việt Nam với thị trường Nhật Bản. Cụ thể, Trước khi sản phẩm Việt tới tay với thị trường xuất khẩu như Nhật Bản.

Do bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến, lưu thông… nhiều nhà máy chế biến, cơ sở bảo quản phải ngừng hoạt động. Việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương, vùng miền gặp khó khăn.

Do bị đứt gãy chuỗi cung ứng lao động trong các khâu thu hoạch, vận chuyển, chế biến, lưu thông… nhiều nhà máy chế biến, cơ sở bảo quản phải ngừng hoạt động. Việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương, vùng miền gặp khó khăn.

Các nhà sản xuất, chế biến Nông-Thủy sản Việt Nam cần có công bố sản phẩm ghi chi tiết về thành phần sản phẩm gồm các nguyên liệu, chất phụ gia sử dụng, quy trình sản xuất rõ ràng về tiêu chuẩn từ khâu tuyển chọn nguyên liệu tới khâu đóng gói sản phẩm... để phục vụ cho việc trao đổi, đối chiếu với tiêu chuẩn nhập khẩu của thị trường Nhật Bản.

Tránh tình trạng khi làm thủ tục kiểm nghiệm để thông quan theo thủ tục nhập khẩu tại đầu Nhật Bản thì mới phát hiện ra các chất, thành phần không được cho phép theo quy định của Nhật Bản hoặc sai lệch trong công bố quy trình sản xuất gây thiệt hại về thời gian, tiền bạc, ảnh hưởng tới uy tín của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu.

Khi sản phẩm được nhập khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản, việc tối quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam là duy trì được chất lượng sản phẩm, giá bán và nâng cấp quy trình xuất khẩu hàng hóa theo cách chuyên nghiệp.

Nhà sản xuất cần cùng với doanh nghiệp nhập khẩu trao đổi để lắng nghe thị trường về phản hồi sản phẩm trên diện rộng gồm các ý kiến về chất lượng sản phẩm, trọng lượng, bao bì hay hướng dẫn cách sử dụng, cùng tìm ra các công thức, cách hướng dẫn sử dụng sản phẩm phù hợp với thị hiếu, nhu cầu khách hàng theo từng thời điểm và khu vực.

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, ông Phạm Văn Hiển, Giám đốc Công ty LTP Import Export B.V.Hà Lan đánh giá, nông sản Việt Nam cần tập trung cải thiện hai vấn đề. Thứ nhất, đảm bảo tính bền vững trong quy hoạch vùng trồng. Việc nhân rộng được các mô hình hợp tác xã, mô hình các vùng trồng đạt chuẩn, đầy đủ chứng chỉ Global Gap để sản lượng hàng năm đạt được ở khối lượng hơn và ở mức độ ổn định, là một trong các mong đợi đối với những nhà nhập khẩu như chúng tôi. Việc nhập khẩu nhỏ giọt (chỉ một vài tấn mỗi mùa) đôi khi để lại ấn tượng thiếu chuyên nghiệp với các chuỗi siêu thị, cửa hàng tại EU.  

Thứ hai, công nghệ và chất lượng sơ chế, bảo quản. Tại EU, nông sản Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nước bạn Thái Lan, Trung Quốc, mà còn cả các nước Trung Mỹ hay Nam Mỹ.

Nhờ công nghệ sơ chế và bảo quản tốt, các mặt hàng nông sản của họ đã được nhập khẩu vào châu Âu bằng đường biển từ nhiều năm nay với giá cả thấp hơn rất nhiều, một phần vì các nước này có lợi thế về vị trí địa lí.

Khi sản phẩm có chất lượng đủ tốt, dù không đạt điểm 10 hoàn hảo, nhưng bù lại có giá cả phải chăng, dễ tiêu thụ họ luôn trở thành những đối tác nhập khẩu giữ vị trí đầu đối với các chuỗi siêu thị, cửa hàng, và đặc biệt là các doanh nghiệp bán sỉ khác.

Nhà sản xuất cần cùng với doanh nghiệp nhập khẩu trao đổi để lắng nghe thị trường về phản hồi sản phẩm.

Nhà sản xuất cần cùng với doanh nghiệp nhập khẩu trao đổi để lắng nghe thị trường về phản hồi sản phẩm.

Như vậy, dù sản lượng có lớn, và chất lượng có vượt trội thế nào, nhưng do câu chuyện sơ chế và bảo quản, nông sản tươi Việt Nam chủ yếu vẫn nhập khẩu bằng đường bay với chi phí cực kỳ cao, dẫn tới việc không phải người tiêu dùng nào cũng dám bỏ một số tiền như vậy ra để ăn hoa quả nhiệt đới.

Hơn nữa, kể cả qua đường bay, chất lượng vẫn còn chưa được đảm bảo. Ví dụ điển hình là trong tháng 7 vừa qua, chúng tôi đã nhập khẩu nhãn lồng Sơn La, mặt hàng đi máy bay, nhưng tỷ lệ úng, hỏng còn nhiều do công nghệ sơ chế chưa đảm bảo. 

Tuy nhiên, ông Hiển cũng chia sẻ một ví dụ về tín hiệu khả quan đối với việc xuất khẩu nông sản tươi của Việt Nam. Đầu tuần này, chúng tôi đã đón container 6 tấn vải thiều Lục Ngạn lần đầu tiên tới châu Âu bằng đường biển.

Sau 5 tuần đi tàu biển, chất lượng trái vải vẫn tốt, trái hồng đều, vỏ khô ráo, thịt quả tươi, mọng nước. Nhờ sử dụng cách làm tiên tiến hơn, đợt vải này đến được với người tiêu dùng ở một mức giá phải chăng hơn rất nhiều, chỉ còn bằng khoảng gần 2/3 so với giá hàng bay.

“Đây là một tín hiệu vô cùng khả quan mà chúng tôi rất mong rằng sẽ càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước học hỏi và áp dụng rộng rãi, thậm chí chung tay cải tiến để công nghệ đi xa hơn nữa. Tất nhiên, cần nhấn mạnh rằng tín hiệu này mới chỉ là một bước đi đầu tiên trong cả chặng đường còn dài phía trước”, ông Hiển bày tỏ.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Công Nghệ Sen Đỏ đã đưa ra 5 giải pháp mà Sendo đã, đang và sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.

Cụ thể, Sendo giúp doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, người nông dân ở các tỉnh, thành địa phương từng bước chuyển đổi số để đạt được sự ổn định & chủ động về đầu ra cho sản phẩm của mình.

Thông qua nông nghiệp số, Sendo sẽ mang trực tiếp nông sản từ vườn hay thủy sản đến bàn ăn của người tiêu dùng với giá tốt và tươi ngon nhất.

Sendo giúp cắt giảm các khâu phân phối cồng kềnh và các chi phí trung gian cho người nông dân, vì trong hệ sinh thái của Sendo có nền tảng vận chuyển SenGo giúp giải quyết bài toán lưu kho, vận chuyển các mặt hàng nông sản tươi đến trực tiếp trên tay người tiêu dùng...

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kết nối tiêu thụ nông, thủy sản cho Nam Bộ và Tây Nguyên tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714209483 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714209483 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10