Bỏ việc về quê khởi nghiệp đồi chè, 1 năm thu gần 2 tỉ đồng

Theo vietnamnet 25/10/2021 03:14

Quyết định bỏ công việc an toàn về quê khởi nghiệp, cô gái 31 tuổi đã gặt hái được thành công sau 4 năm.

Quách Trung Phi, 31 tuổi, sống tại thị trấn Mãnh Khố, Lâm Thương, Vân Nam, Trung Quốc. 10 năm trước, cô là công nhân làm việc hậu cần ở một công trường.

4 năm trở lại đây, cô và chồng đã từ bỏ công việc ở thành phố để về quê chăm sóc đồn điền và thành lập nhà máy chế biến chè. 

Sau vài năm làm việc chăm chỉ, thu nhập của hai vợ chồng đã tăng vọt, tới gần 2 tỉ đồng/năm. 

Được hỏi về đam mê với nghề, Trung Phi vừa nâng niu những lá chè nhỏ trên tay vừa chia sẻ: "Đừng xem thường những chiếc lá chè nhỏ bé này. Nó là báu vật trên tay tôi, giúp những người dân địa phương ở đây làm giàu".

Những người trẻ hái chè trên núi, còn người già sẽ phụ trách việc cơm nước ngay trên sườn đồi. Bữa cơm giản đơn nhưng ấm áp tình cảm của người lao động.

Quách Trung Phi cho hay, thay đổi lớn nhất đối với cô trong vài năm qua không chỉ là việc gia đình trở nên giàu có mà còn là việc cô đã mang thương hiệu chè của mình đến nhiều nơi.

Nhiều thương lái chè nước ngoài đã tìm đến nhà máy của cô, mang lại nguồn thu nhập cho người dân nơi đây. Có những người bạn từng làm ăn chung với vợ chồng Trung Phi cũng về quê lập nghiệp và rất thành công.

Vợ chồng Quách Trung Phi và người dân trong làng ăn trưa sau khi xong việc.

Vợ chồng Quách Trung Phi và người dân trong làng ăn trưa sau khi xong việc.

Đồi chè nằm trên sườn núi. Vị trí đi lại rất dốc và không mấy dễ dàng. Để duy trì môi trường sinh thái cho đồi chè, con đường bằng xi măng chỉ được xây dựng đến chân núi. Ai lên hái chè phải để xe ở dưới bãi chân núi.

Lá chè cần được hong kịp thời sau khi hái và vận chuyển đến nhà máy chè.

Lá chè cần được hong kịp thời sau khi hái và vận chuyển đến nhà máy chè.

Trung Phi học nghề pha trà thủ công truyền thống từ người cha của mình. Cô đam mê cách pha trà từ khi còn nhỏ. Những năm trước, chè trên núi chưa có giá trị nên nhiều người phải bỏ quê lên thành phố làm việc.

Nhưng hiện tại đã khác. Chè trên núi bây giờ chính là kho báu giúp cho người dân nơi đây có thu nhập tốt hơn.

Nửa đêm, sau khi cô và chồng từ vườn chè trở về, cả hai sẽ tự tay xoắn những búp chè. Quy trình này rất quan trọng. Nếu làm không tốt, hình dạng của chè sẽ rất xấu và chất lượng cũng sẽ giảm.

Hiện tại, xưởng chè của Quách Trung Phi làm ăn rất tốt. Không chỉ chăm lo việc sản xuất và chăm sóc vườn chè, cô còn thường xuyên đi đến các núi chè khác nhau. Việc này giúp cô nắm bắt được thị trường và thu mua nhiều loại chè hơn. Càng nhiều loại sẽ làm cho sản phẩm của nhà máy của cô trở nên phong phú hơn.

Công việc này tuy vất vả nhưng nó mang lại nguồn thu nhập tốt cho gia đình, khác hẳn với công việc làm công nhân ở công trường trước đó.

Trung Phi cho hay, mỗi năm vợ chồng cô kiếm gần 2 tỉ đồng. Cô hi vọng tương lai sẽ có một cuộc sống dư dả, con cái cũng nhờ đó mà được chăm sóc tốt hơn. Cô cũng tin, khi con người có đam mê và nỗ lực, họ sẽ thành công.

Nguồn QQ

https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gioi-tre/bo-viec-ve-que-khoi-nghiep-doi-che-1-nam-thu-gan-2-ti-dong-784909.html

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm 2019: Dự án trồng chế biến cây dược liệu đạt giải

    Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm 2019: Dự án trồng chế biến cây dược liệu đạt giải

    14:10, 17/12/2019

  • Chỉ có 1.000m2 trồng chè tím quý hiếm, thu 15-20 triệu/lứa

    Chỉ có 1.000m2 trồng chè tím quý hiếm, thu 15-20 triệu/lứa

    04:19, 19/03/2018

  • Bỏ việc nhà nước, cắm sổ đỏ khởi nghiệp thành công với nghề trồng dâu tây

    Bỏ việc nhà nước, cắm sổ đỏ khởi nghiệp thành công với nghề trồng dâu tây

    04:06, 28/02/2019

Theo vietnamnet