Bỏ việc nhà nước, cắm sổ đỏ khởi nghiệp thành công với nghề trồng dâu tây

Diendandoanhnghiep.vn Từng theo học ngành kỹ sư nông nghiệp tại Học viện Hồng Hà (Trung Quốc), dù trong quá trình khởi nghiệp gặp không ít thất bại nhưng anh Nghĩa vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.

Tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên của Sa Pa, chàng trai trẻ Trần Tuấn Nghĩa (sn 1986) đã mạnh dạn đưa dâu tây về trồng trên diện tích 2,5 ha tại thôn Má Tra (xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) thu hút đông đảo khách du lịch. Điều đặc biệt, cả 2 vợ chồng anh Nghĩa đều bỏ việc nhà nước để về làm nông dân.

Vườn dâu tây công nghệ cao của anh Trần Tuấn Nghĩa ở xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Vườn dâu tây công nghệ cao của anh Trần Tuấn Nghĩa ở xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Cách trung tâm thị trấn Sa Pa chừng 7 km theo hướng đi Tả Phìn, vườn dâu tây 2,5 ha của anh Trần Tuấn Nghĩa đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách khi đặt chân tới xứ sở sương mù. Đây cũng là khu trồng dâu tây công nghệ cao có quy mô lớn đầu tiên ở Sa Pa

Anh Nghĩa cho biết: "Tôi cùng hai người bạn góp vốn mở trang trại dâu tây từ tháng 10/2016. Tuổi trẻ đầy đam mê, nhiệt huyết nhưng chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức kỹ thuật, năm đầu tiên dâu tây bị bệnh và thối do mưa nhiều nên chỉ hòa vốn.

Sang tới năm thứ hai, rút kinh nghiệm, chúng tôi áp dụng trồng trong nhà lưới tự chế bằng tre, thấp, giống cũng mới nên vừa làm vừa mày mò cách chăm sóc. Tuy nhiên, vì chưa có kỹ thuật, trồng hơi muộn nên cây cho năng suất thấp, quả chua, cây lại gặp nhiều bệnh nên lỗ nặng”.

Đến năm thứ 3, anh Nghĩa mạnh dạn trồng dâu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Vì đây là hình thức sản xuất mới, ở Lào Cai chưa có ai làm, chi phí đầu tư lên đến tiền tỷ nên các bạn anh rút lui vì không muốn mạo hiểm.

Anh thuyết phục gia đình cắm sổ đỏ, vay ngân hàng hơn 2 tỷ để đầu tư trồng dâu một cách bài bản theo công nghệ Nhật Bản. Chị Dung - vợ anh Nghĩa - cũng quyết định từ bỏ công việc ở Đài Phát thanh huyện để góp công, góp sức cùng chồng sản xuất nông nghiệp.

Từng theo học ngành kỹ sư nông nghiệp tại Học viện Hồng Hà (Trung Quốc), dù trong quá trình khởi nghiệp gặp không ít thất bại nhưng anh Nghĩa vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.

Từng theo học ngành kỹ sư nông nghiệp tại Học viện Hồng Hà (Trung Quốc), dù trong quá trình khởi nghiệp gặp không ít thất bại nhưng anh Nghĩa vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.

Gần như làm lại từ đầu, hai vợ chồng anh lại san gạt đất, làm nhà lưới, chuẩn bị giá thể, hệ thống tưới tự động… chuyển hẳn từ phương pháp trồng trọt truyền thống sang trồng trọt theo hướng công nghệ cao.

Trong nhà lưới vừa xây dựng, anh Nghĩa từng trồng thử nghiệm nhiều sản phẩm nông nghiệp như cà chua, mầm đá, dưa lưới... nhưng thiếu đầu ra nên đều không cho kết quả như mong đợi.

Không nản chí, đến năm 2018 anh Nghĩa quyết định chỉ tập trung vào trồng dâu tây với các giống chọn lọc từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thay vì thay vì trồng đại trà 8 giống dâu như những năm trước. Đặc điểm của những giống dâu tây này là quả to, khi chín có vị ngọt đậm đà pha chút chua dịu, hương thơm đặc trưng hấp dẫn.

Qua đúc rút kinh nghiệm và theo thị hiếu khách hàng, hiện vườn dâu tây của anh Nghĩa trồng 4 giống dâu đỏ và trắng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cho năng suất, chất lượng tốt.

Qua đúc rút kinh nghiệm và theo thị hiếu khách hàng, hiện vườn dâu tây của anh Nghĩa trồng 4 giống dâu đỏ và trắng của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cho năng suất, chất lượng tốt.

"Dâu Tây được trồng từ tháng 10 hàng năm, sau 3 tháng cây cho thu hoạch quả. Trong quá trình chăm sóc hàng ngày phải tưới nước thường xuyên, cắt tỉa lá già, tay dâu, nhặt bỏ quả thối, hỏng... ngoài ra tôi còn nuôi thêm ong trong nhà lưới để tăng cường thụ phấn cho cây", anh Nghĩa chia sẻ.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, anh tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tất cả các luống dâu tây được trồng trên giá cách mặt đất 1 mét để tránh ẩm mốc, giúp cây khô thoáng và hạn chế nấm, bệnh. Bên cạnh đó, việc trồng cây trên giá cũng giúp cho việc trải nghiệm, chụp ảnh của các em nhỏ trở nên dễ dàng hơn.

Dâu trồng trên giá giúp cho các em nhỏ cũng có thể dễ dàng trải nghiệm hái dâu và học hỏi, khám phá.

Dâu trồng trên giá giúp cho các em nhỏ cũng có thể dễ dàng trải nghiệm hái dâu và học hỏi, khám phá.

Bên cạnh đó, vườn dâu được trồng hoàn toàn trong hệ thống nhà lưới kiên cố, đảm bảo mưa cũng như các loại côn trùng không thể vào, bởi vậy sẽ không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Bên cạnh có, tất cả các cây dâu được trồng bằng giá thể đã qua xử lý, luống dâu được phủ một lớp nilon ngăn cỏ giúp cây sinh trưởng tốt.

Nhờ "nói không" với các loại thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm anh tạo ra không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, du khách có thể thoải mái hái dâu ăn ngay tại vườn.

Nhờ "nói không" với các loại thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm anh tạo ra không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, du khách có thể thoải mái hái dâu ăn ngay tại vườn.

Sau bao nỗ lực, cố gắng và nếm trải vị đắng của không ít khó khăn, thất bại... anh Nghĩa cũng đã thu được thành quả xứng đáng. Đến nay, vườn dâu tây của anh đã trở thành điểm đến tham quan, thưởng thức của khá đông người dân địa phương và du khách mọi miền.

Cứ đến mùa, khi những trái dâu chín đỏ rực trên giá thể là lúc khách tự tìm đến đắm mình trong không gian ngọt mát của vườn dâu mơn mởn để tự tay lựa những quả to, mọng nhất, vừa thích thú thưởng thức vị ngọt đậm thơm nồng, vừa tỷ mẩn đóng gói mang về như một thứ quà hảo hạng tặng người thân.

Sa Pa là vùng đất du lịch, trong đó có tuyến du lịch vào xã sa Pả, Tả Phìn, nơi có bãi đá cổ nên thu hút rất nhiều khách tham quan. Có những mùa cao điểm, mỗi ngày anh đón tới vài trăm lượt khách. Thời điểm chính vụ là qua Tết âm lịch, giá dâu tây 200.000-250.000 đồng/kg, trung bình anh Nghĩa thu về 7-8 triệu đồng/ngày. Dịp cao điểm như 30.4, 1.5, 2.9, Tết Dương lịch, thu nhập từ bán sản phẩm lên đến 20 triệu đồng/ngày sau khi trừ chi phí. Mỗi năm anh bỏ túi nửa tỷ đồng từ vườn dây tây.

Hình thức trải nghiệm hái dâu rất mới mẻ nên thu hút nhiều khách du lịch.

Hình thức trải nghiệm hái dâu rất mới mẻ nên thu hút nhiều khách du lịch.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng những thành quả ban đầu là động lực quý giá giúp đôi vợ chồng trẻ Lào Cai tiếp tục với nông nghiệp công nghệ cao dù biết rằng đó là một con đường đầy chông gai và thách thức.

"Trong thời gian tới, mình dự định bổ sung thêm giống dâu xứ nóng và quả pepino, đồng thời chế biến các sản phẩm từ dâu tây như sữa chua, sinh tố, thạch, mứt... để làm phong phú thêm sản phẩm trang trại. Mong muốn của mình là góp chút sức lực tạo ra những sản phẩm ngon - sạch - chất lượng đến với người tiêu dùng Việt", anh Nghĩa bộc bạch.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bỏ việc nhà nước, cắm sổ đỏ khởi nghiệp thành công với nghề trồng dâu tây tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713552456 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713552456 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10