Startup Hộp Háo Hức lên Shark Tank Việt gọi vốn 8 tỷ cho 10% cổ phần

HOÀNG QUÂN 19/07/2022 05:28

MC Minh Trang là mẹ của 4 em bé lên Shark Tank Việt gọi vốn 8 tỷ cho 10% cổ phần cho startup Hộp Háo Hức.

>>Startup FuniMart ra về tay trắng tại Shark Tank Việt Nam mùa 5

Startup đầu tiền đến với tập 7 Shark Tank Việt Nam - Thương Vụ Bạc Tỷ mùa 5 là Hộp Háo Hức của hai nhà sáng lập Minh và Đức Thành. Minh Trang vốn đã được biết đến với vai trò là cựu MC của đài Truyền hình Việt Nam. Cô và đồng đội muốn gọi vốn 8 tỷ cho 10% cổ phần startup.

Hộp Háo Hức là mô hình hộp sách và đồ chơi giáo dục được giao định kỳ hàng tháng, phù hợp với từng nhóm tuổi: từ 0 - 3 tuổi, 3 - 6 tuổi và 6 - 10 tuổi. Bố mẹ có thể lựa chọn các gói cho con là độ dài khác nhau: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và dài nhất hiện giờ là 12 tháng.

>>Startup HANZ gọi vốn 100.000 USD lấy 1,5% cổ phần tại Shark Tank Việt Nam

>>Startup Sữa hạt D2 đến Shark Tank muốn kêu gọi 3 tỷ đồng từ các “cá mập”

Đồng sáng lập Đức Thành chia sẻ: "Chỉ cần đặt 1 lần và sẽ được giao định kỳ hằng tháng đến cho gia đình. Hộp Háo Hức cũng giúp gắn kết tình cảm gia đình. Trong tất cả các hộp có thêm phần quà nữa là phần quà của các Brand (nhãn hàng) thông qua Hộp Háo Hức tiếp cận đối tượng khách hàng."

Về lý do thành lập, chị Minh Trang chia sẻ bản thân mình và anh Thành đều có 4 con nhỏ. Có một điểm chung ở những em bé được tiếp xúc với sách từ nhỏ, ngoài việc có khả năng ngôn ngữ rất phát triển, có sự tư duy và vốn hiểu biết đa dạng, thì các bạn ấy đều biết cách cư xử, có tinh thần tự lập, tự giác và tư duy tích cực.

Hộp Háo Hức bán hàng 100% qua web, trong đó 80% là đến từ Facebook, chạy quảng cáo, sử dụng KOLs. Ngoài ra Hộp Háo Hức cũng đã lên các sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.

Doanh nghiệp đã ghi nhận tổng doanh thu 44 tỷ 500 triệu, lợi nhuận 15%. Trung bình mỗi tháng bán khoảng 7.000 hộp, doanh thu tháng gần nhất là 800 triệu. Tỷ lệ khách hàng hiện tại là 65% khách hàng mua từ tháng đầu tiên sẽ quay lại vào tháng sau hoặc 2 tháng sau và mua gói dài hơn (Returning Customer).

Shark Liên hỏi điều khó khăn nhất là gì, Startup đã chia sẻ rằng phần lớn khách hàng chỉ tập trung ở các thành phố lớn, ra khỏi bán kính khoảng 25km từ trung tâm thành phố thì tỷ lệ giảm rất nhiều. "Em cũng đang vận hành 1 trải nghiệm tên là Làng Háo Hức. Khi em tiếp xúc với bố mẹ xung quanh làng, họ không nghĩ đầu tư 200 nghìn/tháng để có sách cho con là thứ quan trọng hơn những việc khác của họ. Thậm chí mình mang hộp đến tặng cho họ, họ mang cho con họ, nhưng họ không chơi với con", anh Thành cho biết thêm.

Shark Bình đưa ra "lời khuyên triệu đô" cho Startup, "Không phải họ tiếc gì với con, vì cha mẹ Việt Nam là một trong những bậc cha mẹ thương yêu và chiều con nhất trên thế giới. Có thể do em bị đánh sai tệp khách hàng. Tệp của em chạy là qua Facebook, nhắm vào đối tượng là bố mẹ. Đúng nhưng chưa đủ. Bố mẹ là người chi tiền, nhưng người quyết định mua là trẻ con. Em phải thiết lập kênh Marketing nhắm đối tượng là trẻ con, xây dựng các cộng đồng cho trẻ con. Trẻ con giờ nó chỉ xem YouTube thôi, đưa vài cái tin 'fun fun' lên đấy, xong build (xây) lên vài triệu subscriber (người theo dõi) là trẻ con, sau đó lồng nội dung này em bán".

Shark Hưng lại có quyết định khác. "Về mặt dòng tiền đầu tư thì tôi không nhìn thấy lắm sự hấp dẫn đối với tôi ở góc độ là một nhà đầu tư. Và thật ra để tránh chuyện sau này conflict (xung đột) với các sản phẩm tương lai của tôi đưa ra, cho nên tôi từ chối đầu tư."

Shark Bình cho rằng ông có thể hỗ trợ Startup về việc đưa sản phẩm khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt là năm nay một trong những khẩu vị của ông là đầu tư vào startup D2C (Direct to Consumer – Bán hàng trực tiếp đến khách hàng). Ông không muốn được nhìn nhận vai trò như một nhà đầu tư mà là vai trò của một Co-founder đến muộn. Vì vậy, Chủ tịch HĐQT NextTech đưa ra đề nghị số tiền 8 tỷ cho 35%.

Sau đó, Shark Linh bất ngờ đưa ra đề nghị đầu tư mới cho Hộp Háo Hức. "Bên chị mỗi năm không có đầu tư nhiều, vì vậy có thể dành thêm thời gian để đồng hành với từng startup. Chị cũng là cố vấn cấp cao của Open Space Ventures, 1 quỹ đầu tư ở bên Sing có 650 triệu USD để huy động. Nói chung là muốn mở rộng thị trường Đông Nam Á là không phải khó với chị. Chị có thể giới thiệu qua nhiều quỹ khác nữa. Chị đổi offer (đề nghị) 8 tỷ lấy 30%."

Sau khi nghe các shark chia sẻ và đề nghị mức đầu tư, Đức Thành đề xuất 12 tỷ cho 15% cổ phần, và mong muốn có sự đồng hành của 3 Sharks.

Shark Liên vẫn giữ quan điểm đầu tư một mình nên từ chối đầu tư chung.

Shark Bình điều chỉnh xuống 8 tỷ cho 30%, tương tự như Shark Linh để startup có thêm sự lựa chọn.

Đức Thành đưa ra offer cuối cùng là 8 tỷ cho 20% cổ phần, và vẫn mong muốn có 2 Sharks đồng hành.

Lúc này, Shark Linh đề nghị đầu tư 8 tỷ cho 25% nhưng startup không đồng ý. Shark Bình tiếp tục đưa ra đề nghị mới, 10 tỷ cho 30% và startup sẽ có sự đầu tư của cả 2 Sharks.

Đức Thành thương lượng 8 tỷ cho 20% và muốn đi cùng với Shark Bình.

Có thể bạn quan tâm

  • Startup Nerman gọi vốn 500.000 USD đổi lấy 8% cổ phần tại Shark Tank

    Startup Nerman gọi vốn 500.000 USD đổi lấy 8% cổ phần tại Shark Tank

    04:33, 21/06/2022

  • Startup Jungle Boss gọi vốn thành công 12 tỷ tại Shark Tank Việt Nam

    Startup Jungle Boss gọi vốn thành công 12 tỷ tại Shark Tank Việt Nam

    09:23, 07/06/2022

  • Startup VMeta nhận đầu tư 50.000 USD tại Shark Tank Việt Nam

    Startup VMeta nhận đầu tư 50.000 USD tại Shark Tank Việt Nam

    04:25, 15/06/2022

HOÀNG QUÂN