Startup Nerman gọi vốn 500.000 USD đổi lấy 8% cổ phần tại Shark Tank

NGỌC NGUYÊN 21/06/2022 04:33

Nerman, startup thương hiệu mỹ phẩm dành cho nam giới của Đặng Thanh Định, Nguyễn Văn Nhật và Hồ Xuân Hải cùng nhau sáng lập.

>>Startup VMeta nhận đầu tư 50.000 USD tại Shark Tank Việt Nam

Theo giới thiệu của 3 nhà sáng lập, Nerman hiện đang cung cấp đầy đủ các dòng sản phẩm từ tắm rửa, skincare (chăm sóc da) đến makeup (trang điểm) cho nam giới. Mỗi sản phẩm của startup này có nhiều công năng khác nhau, có thể vừa tắm, vừa rửa mặt, vừa gội đầu.

Được thai nghén và hình thành từ năm 2019, Nerman ra đời với sứ mệnh xây dựng nên hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp dành riêng cho nam giới. Bên cạnh việc tạo nên những sản phẩm chất lượng, được đầu tư, nghiên cứu sản xuất dựa trên công nghệ hàng đầu của Hàn Quốc, Nerman còn là doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0, tích hợp trí tuệ nhân tạo AI vào quy trình dưỡng da.

>>Shark Tank: Startup LMS được 5 shark cùng đầu tư

>>Shark Tank: Gọi vốn 1,85 tỷ cho 1% cổ phần, startup Medigo ra về tay trắng

Tuy nhiên, lại bắt đầu kinh doanh vào đầu năm 2021 và đến hết Quý 1/2022, Nerman đã có 150.000 khách hàng và bán ra hơn 330.000 sản phẩm với doanh thu trước thuế đạt 1,3 triệu USD. Dự kiến cả năm 2022, mức doanh thu sẽ là 10,2 triệu USD và tăng trưởng đều đặn từ 50 - 100% trong các năm tiếp theo.

Hiện Nerman bán hàng theo 2 hình thức là B2C (business to customer - bán lẻ trực tuyến) và O2O (online to offline - từ trực tuyến đến trực tiếp). Startup xác định tập trung vào 3 thị trường lớn là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, đồng thời đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ đứng đầu Việt Nam cũng như Đông Nam Á.

Ông Thanh Định - Tổng Giám đốc của Nerman người từng có kinh nghiệm gần 10 năm làm startup chia sẻ, hiện Nerman đang sử dụng các kênh influencer (người có sức ảnh hưởng), mỗi tháng Nerman có khoảng 300 video review (giới thiệu) và unbox (mở hộp), đạt trung bình hơn 10 triệu lượt xem/tháng. Tỷ lệ chuyển đổi đạt khoảng 7% trên tất cả các kênh. Trên các sàn thương mại điện tử thì tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, rơi vào khoảng 11%.

Ông Nguyễn Văn Nhật, Giám đốc Điều hành chung chia sẻ, tình hình tài chính của Nerman với số vốn thực góp là 2 tỷ đồng và đang có một nhà đầu tư góp 1 tỷ đồng tương ứng 5% cổ phần vào tháng 6/2021, với định giá 1 triệu USD. Nerman hiện có tổng tài sản quy mô 8 tỷ đồng gồm 4 tỷ tiền mặt, 4 tỷ nguyên phụ liệu, hàng tồn kho và startup hiện không có nợ.

Trước câu hỏi của các shark, CEO Đặng Thanh Định cho biết, hiện có nhiều sản phẩm của Trung Quốc được bán tại Việt Nam. Tuy vậy, trong một số ngành hàng như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ ăn đồ uống, người dùng rất e ngại các sản phẩm đến từ Trung Quốc. 

“Các sản phẩm của Nerman hiện đang được gia công tại Việt Nam từ nguyên liệu nhập khẩu Châu Âu. Chúng em mong muốn tìm ra thị trường mà ở đấy bọn em có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định đối với các đối thủ nước ngoài”, Thanh Định bày tỏ.

Sau khi hội ý, startup đề xuất Shark Bình và Shark Phú cùng đầu tư cho sản phẩm mình. Hai Shark đồng ý nhưng Shark Bình đưa ra điều kiện sẽ tham gia ít nhất 20% cổ phần.

“Shark Phú hỗ trợ cả kênh offline (trực tiếp), đi ra các siêu thị. Tôi hỗ trợ mảng online, ra thị trường Đông Nam Á”, Shark Bình thuyết phục.

CEO Thanh Định cho biết mình muốn đảm bảo sự công bằng với nhà đầu tư trước nên anh đề xuất mức 1 triệu USD đổi lấy 20% cổ phần. Anh cũng cho biết mình có thể bỏ ra thêm 5% từ cổ phần của cá nhân để nâng tổng số cổ phần cho các Shark là 25%, như vậy sẽ không bị pha loãng và hợp lý với cả nhà đầu tư trước.

Thương vụ này khép lại khi các Shark chấp nhận bỏ 1 triệu USD để đổi lấy 27% cổ phần của startup. Trong đó, 7% sẽ lấy từ cổ phần cá nhân của 3 nhà sáng lập.

Trước câu hỏi của các “cá mập”, nhà đồng sáng lập Đặng Thanh Định cho biết, hiện có nhiều sản phẩm của Trung Quốc được bán tại Việt Nam. Tuy vậy, trong một số ngành hàng như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ ăn đồ uống, người dùng rất e ngại các sản phẩm đến từ Trung Quốc. 

“Các sản phẩm của Nerman hiện đang được gia công tại Việt Nam từ nguyên liệu nhập khẩu Châu Âu. Bọn em muốn tìm ra thị trường mà ở đấy bọn em có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định đối với các đối thủ nước ngoài”, Thanh Định bày tỏ.

Sau khi hội ý, startup đề xuất Shark Bình và Shark Phú cùng đầu tư cho sản phẩm mình. Hai Shark đồng ý nhưng Shark Bình đưa ra điều kiện sẽ tham gia ít nhất 20% cổ phần.

“Shark Phú hỗ trợ cả kênh offline (trực tiếp), đi ra các siêu thị. Tôi hỗ trợ mảng online, ra thị trường Đông Nam Á”, Shark Bình thuyết phục.

Tuy nhiên, Thanh Định cho biết mình muốn đảm bảo sự công bằng với nhà đầu tư trước nên anh đề xuất mức 1 triệu USD đổi lấy 20% cổ phần. Anh cũng cho biết mình có thể bỏ ra thêm 5% từ cổ phần của cá nhân để nâng tổng số cổ phần cho các Shark là 25%, như vậy sẽ không bị pha loãng và hợp lý với cả nhà đầu tư trước.

Cuối cùng, thương vụ này khép lại khi các Shark chấp nhận bỏ 1 triệu USD để đổi lấy 27% cổ phần của startup. Trong đó, 7% sẽ lấy từ cổ phần cá nhân của 3 nhà sáng lập và được 2 Shark đồng ý. Thương vụ khép lại bằng cái bắt tay của startup với "liên minh Phú Bình". 

Có thể bạn quan tâm

  • Startup Jungle Boss gọi vốn thành công 12 tỷ tại Shark Tank Việt Nam

    Startup Jungle Boss gọi vốn thành công 12 tỷ tại Shark Tank Việt Nam

    09:23, 07/06/2022

  • Cen Land cổ vũ tinh thần khởi nghiệp tại Shark Tank Việt Nam mùa 5

    Cen Land cổ vũ tinh thần khởi nghiệp tại Shark Tank Việt Nam mùa 5

    15:26, 20/05/2022

  • Startup VMeta nhận đầu tư 50.000 USD tại Shark Tank Việt Nam

    Startup VMeta nhận đầu tư 50.000 USD tại Shark Tank Việt Nam

    04:25, 15/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Startup Nerman gọi vốn 500.000 USD đổi lấy 8% cổ phần tại Shark Tank
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO