“Vũ khí” bí mật của các startup về khí hậu

Theo Vneconomy 30/08/2022 05:25

Các công ty khởi nghiệp về công nghệ khí hậu đang chuyển sang kết hợp mô hình hoạt động mới như một cách để họ ý thức hơn về trách nhiệm và sứ mệnh của mình...

>>"Chán" thung lũng Silicon, gen Z Mỹ đầu quân cho startup công nghệ khí hậu

Việc cân bằng giữa sứ mệnh và lợi nhuận luôn là một vấn đề nan giản

Việc cân bằng giữa sứ mệnh và lợi nhuận luôn là một vấn đề nan giản

Hầu hết mọi công ty đều tuyên bố rằng họ có những sứ mệnh riêng. Tuy nhiên, lợi nhuận và yêu cầu từ các cổ đông thường sẽ là yếu tố cản trở họ thực hiện sứ mệnh ấy.

Một làn sóng khởi nghiệp về các vấn đề khí hậu đang cố gắng giảm thiểu những lợi ích cạnh tranh bằng cách sử dụng một mô hình doanh nghiệp trông có vẻ khô khan và thiếu vững chắc từ những thập kỷ trước: công ty công ích (Public Benefit Corporation - PBC). Công ty công ích là công ty được thành lập để tạo ra lợi ích cho xã hội và cộng đồng, đồng thời vẫn có trách nhiệm hoạt động bền vững. Dù mô hình này mới chỉ được đề xuất và chưa đi vào thử nghiệm, nó vẫn được kỳ vọng sẽ giúp đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.

Thực trạng tại các Công ty PBC

“Chúng ta có thể giải quyết vấn đề với cùng một hệ thống đã tạo ra vấn đề đó hay không? Có vẻ câu hỏi này khá ngớ ngẩn, nhưng thực ra câu trả lời rõ ràng là có”, Chris Tolles - nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Yard Stick nói. Đối với ông và những người sáng lập công ty khởi nghiệp về khí hậu khác, việc đi theo mô hình PBC là cách nhanh nhất để tiến gần hơn tới mục tiêu.

>>Ra mắt quỹ Earth Venture Capital chuyên đầu tư vào startup chống biến đổi khí hậu

>>Quỹ khí hậu của Bill Gates có kế hoạch huy động 15 tỷ USD vào công nghệ sạch

Yard Stick là một công ty khởi nghiệp chuyên đo lường lượng carbon trong đất. Startup này thành lập vào năm 2020 và hoạt động theo mô hình công ty lợi ích công chúng. Lộ trình này vừa giúp Tolles điều hành và thực hiện sứ mệnh của công ty là cải thiện mức độ hấp thụ carbon trong đất thông qua công nghệ đo lường, vừa có thể đầu tư mạo hiểm để tăng trưởng. “Tôi nghĩ, về lâu dài, chủ nghĩa tư bản sẽ ảnh hưởng và mâu thuẫn với các giải pháp khí hậu phù hợp”, Tolles chia sẻ.

Ngày càng nhiều công ty hoạt động theo mô hình PBC, thậm chí có tới 19 công ty đã được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, bao gồm Planet Labs và App Harvest. Điểm khác biệt giữa công ty PBC và các tập đoàn truyền thống là, các công ty này thường có trách nhiệm giải trình về sứ mệnh của công ty, cũng như nghĩa vụ ủy thác của họ đối với các cổ đông. Nói các khác, không giống các công ty truyền thống, sứ mệnh của họ - ví dụ như không làm tổn hại đến môi trường - chỉ đơn thuần là một khẩu hiệu tiếp thị, thì các công ty PBC có nghĩa vụ pháp lý mà họ cần nghiêm túc thực hiện, như tối đa lợi nhuận hàng quý.

Startup Yard Stick chuyên về đo lường carbon trong đất

Startup Yard Stick chuyên về đo lường carbon trong đất

Việc điều hướng công ty hoạt động theo mô hình PBC là một bước tiến quan trọng đối với Maddie Hall - nhà sáng lập kiêm CEO công ty Living Carbon. Startup này chuyên về lưu trữ và thu thập carbon theo định hướng sinh học tổng hợp. Nữ CEO chia sẻ, cô muốn lan rộng chương trình tặng miễn phí những cây biến đổi gen ngay cả ở những quốc gia đang phát triển, đồng thời có thể tổ chức các chương trình nhằm tiếp cận gần hơn với môi trường và thiên nhiên khác.

Một lợi thế nữa đó là, cô có thể nói không với các dự án loại bỏ cacbon có khả năng sinh lợi. Đối với các công ty chuyên về loại bỏ carbon, quyền sở hữu đất đặc biệt gây tranh cãi và còn liên quan tới công bằng môi trường. Hall không muốn làm việc trên các dự án đất của cộng đồng bản địa hoặc đất thuộc quyền sở hữu của các công ty dầu khí.

Trong trường hợp Living Carbon là một công ty mô hình truyền thống, về mặt lý thuyết, họ sẽ bị kiện bởi các cổ đông của công ty nếu không thể tối đa hóa lợi nhuận và khả năng cao là phần thắng sẽ không thuộc về họ. Ngược lại, hoạt động theo mô hình PBC sẽ giúp họ thoải mái xây dựng các chương trình tặng cây miễn phí mà vẫn được bảo vệ bởi điều lệ của công ty. Rõ ràng, nguy cơ xảy ra các vụ kiện tụng xuất phát từ nhà đầu tư chống lại các công ty khởi nghiệp nhỏ sẽ ít hơn nhiều so với các tập đoàn lớn.

Maddie Hall, nhà sáng lập kiêm CEO công ty Living Carbon

Maddie Hall, nhà sáng lập kiêm CEO công ty Living Carbon

Còn với nhà đồng sáng lập và CEO của công ty Wren - Landon Brand, việc trở thành một công ty PBC giúp các startup chuyên về giảm thiểu cacbon có trách nhiệm hơn với bản thân, nhà đầu tư và công chúng. Điều lệ của Wren là luôn minh bạch trong việc công bố các chỉ số tài chính và hoạt động. Những đối thủ cạnh tranh của công ty có thể xem các báo cáo tài chính của họ và cách mà họ chi tiền cho hoạt động tiếp thị trên Youtube.

Điều này vô tình có thể giúp các đối thủ kiếm được những khoản tiền béo bở. Thế nhưng Brand lại đồng ý với điều đó, bởi lẽ việc giúp đỡ các đối thủ cạnh tranh “thực sự chỉ đang giúp thúc đẩy sứ mệnh của tất cả chúng tôi để giảm thiểu những hậu quả của cuộc khủng hoảng khí hậu phía trước”, ông nói.

CEO của Wren - Landon Brand (bên trái) cùng các đối tác

CEO của Wren - Landon Brand (bên trái) cùng các đối tác

Vũ khí "hoàn hảo" cho quá trình thực hiện sứ mệnh

Susan Mac Cormac - đối tác tại Morrison & Foerster - một doanh nghiệp xã hội về năng lượng - cho biết, gần đây cô đã chứng kiến “sự thay đổi lớn” trong nhận thức và sự chấp nhận về công ty PBC. Luật về quyền lợi được thông qua lần đầu tiên vào năm 2010 tại Maryland, sau đó là Vermont. Tớ nay, đã có 36 tiểu bang, cùng với Đặc khu Columbia cho phép các công ty có cơ hội được hợp nhất thành công ty PBC (trong đó có cả bang Delaware, nơi đã hợp nhất hầu hết các công ty giao dịch công khai).

PBC như một “lá chắn” vững chắc cho các doanh nghiệp, giúp họ tránh khỏi các hoạt động đánh bóng thương hiệu cũng như nhiều hành vi xấu khác. Những nhà sáng lập đã bắt đầu chấp nhận mô hình PBC hơn trong vài năm qua. Một phần là nhờ các sửa đổi trong quy chế Delaware về các công ty hoạt động vì lợi ích công chúng được thực hiện vào năm 2020 đã giúp các doanh nghiệp chuyển đổi dễ dàng hơn. Mặt khác, lựa chọn chuyển đổi mô hình sang PBC đã được nhiều người biết đến hơn.

Áp lực dư luận cũng góp phần vào sự trỗi dậy của mô hình PBC. Mối quan tâm của các công ty đối với mô hình này ngày càng tăng do sự phổ biến của yếu tố Môi trường, xã hội và quản trị (ESG) và đầu tư tác động, cũng như do sự quan tâm nhiều hơn từ người tiêu dùng về sứ mệnh của doanh nghiệp.

Theo quan điểm của Mac Cormac, lợi thế lớn nhất của việc trở thành công ty PBC là khi bán hàng, hội đồng quản trị của công ty sẽ không được phép chấp thuận bán hàng cho người ra giá cao nhất nếu sau này công ty không duy trì được lợi ích phục vụ cộng đồng. Cô lấy ví dụ như Twitter, nếu họ là một công ty PBC, họ có khả năng từ chối giá thầu của Elon Musk ngay lập tức.

Rốt cuộc, công ty càng lớn thì lợi ích của việc trở thành PBC càng nhiều. Theo những nhà sáng lập đang điều hành các startup hoạt động theo mô hình PBC, đó là một cách để đảm bảo rằng sứ mệnh sẽ gắn liền với danh tính của công ty, bất kể trường hợp cổ đông không đồng ý với nhà sáng lập, công ty được mua lại hoặc có một CEO mới với tầm nhìn khác biệt tiếp quản. “Một nhà sáng lập nghĩ rằng họ được quyền kiểm soát và các nhà đầu tư luôn phải đồng ý và chia sẻ các giá trị là một kẻ ngốc nghếch”, Tolles nói.

Đối với các công ty công nghệ khí hậu, trong giai đoạn đầu, việc trở thành PBC chủ yếu nhằm dự đoán các giá trị và làm rõ cho nhà đầu tư và công chúng biết rằng họ nghiêm túc với sứ mệnh của mình chứ không phải nói suông.

Lợi ích phục vụ cộng đồng là “kim chỉ nam” trong việc vận hành các công ty PBC

Lợi ích phục vụ cộng đồng là “kim chỉ nam” trong việc vận hành các công ty PBC

“Tôi cảm thấy đây thực sự là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư phù hợp”, Hall nói. Công ty Living Carbon đã được hỗ trợ bởi một số tên tuổi lớn trong ngành đầu tư mạo hiểm, như Lower Carbon Capital và Y Combinator.

Tuy nhiên, Mac Cormac cũng cảnh báo, mô hình PBC không phải là “kim bài miễn tử” cho những nhà sáng lập theo định hướng sứ mệnh. Mô hình này không thể tồn tại vĩnh viễn. Đa số các cổ đông vẫn có thể bỏ phiếu để chuyển đổi hình thức hoạt động về mô hình truyền thống.

Nếu nhà sáng lập vẫn muốn công ty họ hoạt động theo PBC bất chấp phản đối của nhà đầu tư, họ phải nhận cổ phiếu vàng hoặc một số cổ phần nhất định không thể chuyển đổi khỏi trạng thái PBC mà không có sự đồng ý của nhóm đó.

Hall lại cho rằng, mô hình PBC “không có nhược điểm thực sự nào”, và chỉ ra thực tế khi có rất nhiều công ty hoạt động theo mô hình này đã được niêm yết công khai. Trong khi đó Tolles có quan điểm cứng rắn hơn. Ông khuyến nghị các nhà sáng lập startup về khí hậu rằng “Hãy là một PBC hoặc tiếp tục cân nhắc các lý do. Đừng tỏ ra mình là một kẻ nhát gan”.

Có thể bạn quan tâm

  • "Chán" thung lũng Silicon, gen Z Mỹ đầu quân cho startup công nghệ khí hậu

    02:38, 15/08/2022

  • Startup công nghệ khí hậu với sứ mệnh “xanh hóa” các tòa nhà cũ

    Startup công nghệ khí hậu với sứ mệnh “xanh hóa” các tòa nhà cũ

    04:37, 17/04/2022

  • 10% doanh nghiệp khởi nghiệp tại Israel đầu tư cho chống biến đổi khí hậu

    10% doanh nghiệp khởi nghiệp tại Israel đầu tư cho chống biến đổi khí hậu

    03:12, 07/11/2021

Theo Vneconomy