Khởi nghiệp nông nghiệp: Hành trình phát triển nền nông nghiệp xanh
Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh là dự án khởi nghiệp chọn việc kinh doanh sản phẩm nông nghiệp xanh từ nuôi trồng đến phân phối tới tay người tiêu dùng.
>>Ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn: Chung tay phát triển vì một nền kinh tế xanh
Khởi nghiệp với nông nghiệp xanh (nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận tự nhiên) đã được nhiều người lựa chọn để cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Mô hình khởi nghiệp này có nhiều ưu điểm như hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ tự ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng các ưu thế của địa phương nên đầu tư thấp hơn, tự cung tự cấp về giống nên chủ động về nguồn giống. Môi trường sản xuất vì vậy trong lành thân thiện và đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người sản xuất.
Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Khởi nghiệp nông nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp… đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.
>>Ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn bước đệm để doanh nghiệp khởi nghiệp vươn xa
Hiện nay, khởi nghiệp nông nghiệp xanh là một trong các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp đăng kí có tỉ lệ tăng nhanh. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp thành lập mới không nhiều nếu so với các ngành khác.
Mặc có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai nhưng triển khai chưa hiệu quả nên doanh nghiệp khởi nghiệp ít hưởng lợi từ các chính sách này. Kiến thức và kinh nghiệm cũng là những yếu tố quan trọng giúp cho khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp xanh.
Khởi nghiệp với nông nghiệp xanh (nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thuận tự nhiên) đã được nhiều người lựa chọn nhằm cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Mô hình khởi nghiệp này có nhiều ưu điểm như hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nguồn phân bón hữu cơ tự ủ từ các phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng các ưu thế của địa phương nên đầu tư thấp hơn, tự cung tự cấp về giống nên chủ động về nguồn giống.
Môi trường sản xuất vì vậy trong lành thân thiện và đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người sản xuất.
Với tiêu chí giảm sử dụng phân bón hóa học, chất thải hữu cơ từ quá trình sản xuất, đang được các hợp tác xã tận dụng để sản xuất phân bón góp phần vừa giảm chi phí đầu vào vừa làm đẹp cảnh quan và giảm phát thải ra môi trường. Việc này giúp hạn chế đáng kể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, các thành viên hợp tác xã còn hướng dẫn cho nhau công thức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học hoàn toàn từ nông sản như tỏi, ớt, gừng… giúp bảo vệ những luống rau hữu cơ nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động vừa bảo vệ chất lượng nông sản đến tay người tiêu dùng.
Nhận định về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng: Nông nghiệp xanh ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, trước thực tế nhu cầu tiêu dùng nông sản an toàn của người dân ngày càng cao và để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng nhu cầu thị trường, các hợp tác xã đã và đang tập trung quy hoạch, phát triển vùng sản xuất an toàn, thân thiện với môi trường.
>>Mô hình kinh tế tuần hoàn: Nền kinh tế phát triển không phế thải
Nông dân đã bắt đầu nhận thấy rằng nguyên liệu của họ được chế biến, xuất khẩu sang các thị trường, chẳng hạn như sang EU và bị trả về do vi phạm về các chất cấm, chất lượng không đảm bảo… Chính đây là điều nông dân cần nhận thấy để thay đổi trong sản xuất. Bởi, nếu cứ tiếp tục sản xuất theo kiểu cũ thì nông sản của họ sẽ không được tiêu thụ.
Hiện nền nông nghiệp xanh đang hướng đến nâng cao giá trị cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp… đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, ngành nông nghiệp hướng tới sản xuất có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững. Ngành nông nghiệp cần phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Đồng thời chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ "đơn giá trị" sang tích hợp “đa giá trị"… Sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Ngành nông nghiệp sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Có thể bạn quan tâm