Kinh tế tuần hoàn: Xu hướng để xanh hoá doanh nghiệp khởi nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Mô hình Kinh tế tuần hoàn là cơ hội cho quốc gia tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển giảm phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đó là chia sẻ của bà Nguyễn Như Quỳnh - Chuyên gia phân tích Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc – UNDP Vietnam tại buổi khai giảng Khóa tập huấn về kinh tế tuần hoàn cho Doanh nghiệp khởi nghiệp.

>> Khai giảng Khóa tập huấn về kinh tế tuần hoàn cho Doanh nghiệp khởi nghiệp

 Đại diện cho Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tôi rất vui mừng được chào đón các bạn tham gia khóa đào tạo dành cho các doanh nhân trẻ khởi nghiệp tạo tác động với chủ đề Kinh tế tuần hoàn ngày hôm nay.

Bà Nguyễn Như Quỳnh nhận định: “Khởi nghiệp tạo tác động (hay còn gọi là Impact startup) đã không còn là khái niệm mới. Đây là mô hình vừa hiện thực hóa ước mơ lập nghiệp của thanh niên, vừa tạo ra những tác động tích cực cho môi trường và xã hội. Trong vòng 5 năm qua, UNDP tại Việt Nam đã liên tục hỗ trợ các doanh nhân trẻ khởi nghiệp tạo tác động xã hội thông qua dự án “Youth Co:Lab”. Đồng sáng lập vào năm 2017 bởi Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Quỹ Citi, Youth Co: Lab nhằm mục đích thiết lập một chương trình nghị sự chung cho các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, đầu tư và trao quyền cho thanh niên để thúc đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua tăng cường kỹ năng lãnh đạo, đổi mới sáng tạo xã hội và tinh thần doanh nhân.

Toàn cảnh zoom Khóa tập huấn về kinh tế tuần hoàn cho Doanh nghiệp khởi nghiệp

Toàn cảnh zoom Khóa tập huấn về kinh tế tuần hoàn cho Doanh nghiệp khởi nghiệp

Hiện Youth Co: Lab được triển khai tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp Châu Á Thái Bình Dương. Youth Co: Lab Viet Nam được bắt đầu vào năm 2018, và kể từ năm 2021, UNDP Việt Nam phối hợp cùng Chương trình Khởi nghiệp quốc gia, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động dự án . Tính đến nay, Youth Co: Lab tại Việt Nam đã đào tạo hơn 500 doanh nhân trẻ, trong đó 30% có hoàn cảnh khó khăn, 110 cố vấn khởi nghiệp, hỗ trợ 35 công ty khởi nghiệp bằng cách cung cấp sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Hơn 500 thanh niên đã tham gia các cuộc đối thoại chính sách quốc gia ở cấp địa phương và trung ương để vận động cho các hoạt động kinh doanh có tác động xã hội, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của thanh niên. Năm 2022, YCL sẽ được triển khai tập trung vào chủ đề chính là “Kinh tế tuần hoàn”, bà Như Quỳnh cho biết. 

Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Tháng 6/2022 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng vừa ký Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, góp phần cụ thể hóa cam kết nêu trên. Đề án cũng tập trung mục tiêu về tăng cường nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình kinh tế tuần hoàn, đẩy mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế, bà Như Quỳnh chia sẻ. 

Theo bà Như Quỳnh, việc ưu tiên đẩy mạnh các mô hình Kinh tế tuần hoàn cũng một cơ hội cho quốc gia tận dụng sự dịch chuyển của nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển giảm phát thải, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu. Một vài ví dụ cụ thể có thể kể đến như:  Pandora cam kết khoản đầu tư 100 triệu USD để xây dựng nhà máy tại Việt Nam, được xây dựng theo tiêu chuẩn LEED Gold - một chứng nhận hàng đầu về công trình xanh, và sử dụng hoàn toàn 100% năng lượng tái tạo.  Tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em LEGO của Đan Mạch đã nhận giấy phép đầu tư dự án nhà máy 1 tỉ USD tại tỉnh Bình Dương,  Đây sẽ là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO trên toàn cầu. 

Mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam đưa ra tại COP26 sẽ sớm trở thành một trong những yếu tố cạnh tranh cho nền kinh tế khi Việt Nam dần chuyển đổi sang nền kinh tế chất lượng cao. Khi các nhà đầu tư đã ưu tiên, các doanh nghiệp lớn đã đón đầu, vậy các startup đã chuẩn bị gì cho làn sóng đầu tư và cơ hội phát triển mới này?

Với Youth Co:Lab 2022, chúng tôi sẽ triển khai 3 hoạt động chính:

Thứ nhất, chuỗi đào tạo doanh nhân trẻ, đào tạo cố vấn khởi nghiệp, và đào tạo giảng viên nguồn (TOT) về khởi nghiệp tác động xã hội và kinh tế tuần hoàn.

Thứ hai, tổ chức Cuộc thi và chương trình ươm tạo các dự án khởi nghiệp dành cho doanh nhân trẻ nhằm tìm kiếm và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo tác động do thanh niên lãnh đạo, định hướng ưu tiên các startup kinh tế tuần hoàn.

Cuối cùng, chúng tôi sẽ tổ chức một chuỗi các cuộc đối thoại quốc gia và quốc tế trực tuyến và trực tiếp, để kết nối các doanh nhân trẻ với các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp để thúc đẩy việc khởi nghiệp tạo tác động xã hội gắn với yếu tố Kinh tế tuần hoàn. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời mời tới các doanh nhân trẻ có mặt trong sự kiện hôm nay tiếp tục tham gia các hoạt động sắp tới của dự án. 

Với những nội dung trên YCL 2022 sẽ là một bước chạy đà chuẩn bị thật tốt cho cộng đồng khởi nghiệp nói chung, khởi nghiệp tạo tác động xã hội nói riêng sẵn sàng tham gia vào quá trình “xanh hóa” nền kính tế, hội nhập xu hướng kinh tế tuần hoàn của quốc tế và quốc gia, góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030, bà Như Quỳnh chia sẻ.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế tuần hoàn: Xu hướng để xanh hoá doanh nghiệp khởi nghiệp tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714172755 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714172755 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10