Thanh Hóa: 2 cô gái dân tộc Mường đam mê khởi nghiệp du lịch xanh
Hai cô gái Mường Bùi Ngà và Bùi Ngân khởi nghiệp với “Homestay bỏ phố về rừng” được đánh giá cao bởi sự sáng tạo, lan tỏa thông điệp về tình yêu thiên nhiên, du lịch xanh, bền vững tại quê hương.
>>Rời “vùng an toàn”, cựu quân nhân về quê khởi nghiệp với du lịch
Mặc dù đã có công việc ổn định thế nhưng 2 chị em Bùi Thị Ngà, Bùi Thị Ngân người dân tộc Mường xã Thạch Lâm (Thạch Thành, Thanh Hóa) vẫn không khỏi đau đấu về đam mê xây dựng một thương hiệu du lịch công đồng riêng của bản thân cũng như lan tỏa hướng làm du lịch xanh, du lịch cồng đồng cho bà con của quê hương mình.
Gìn giữ bản sắc của dân tộc Mường
Bùi thị Ngà sinh năm 1992 là cô giáo mầm non của trường mầm non Thạch Lâm còn em gái Bùi Thị Ngân sinh năm 1995 đang công tác trong ngành công an của huyện Thạch Thành. Hai cô gái nhỏ nhắn được sinh ra trong gia đình tri thức, mặc dù đã có công việc ổn định thế nhưng các cô gái vẫn luôn khát khao cháy bỏng được làm và cống hiến một điều gì đó cho quê hương.
Từ những khát vọng và ý tưởng táo bạo đó, đầu năm 2022 2 chị em Ngà, Ngân đã bàn với bố mẹ và xin phép được xây dựng điểm dừng chân, nơi lưu trú trải nghiệm cho du khách khi đên với Thác Mây của quê hương mình.
Bùi Thị Ngà chia sẻ, nói là làm 2 chị em bắt tay ngay vào công cuộc “khởi nghiệp” của mình mặc dù ban đầu gặp không ít khó khăn nhưng 2 chị em không hề nản lòng mà cố gắng vượt qua.
>>Cần trợ lực cho du lịch xanh phát triển
Bỏ phố về rừng là một khu homestay có diện tích khoảng 1.000m2 do 2 cô gái Mường xây dựng và đầu tư vào đầu năm 2022, vị trí ngay tại thôn… nơi hạ nguồn của thác Mây chạy vào. Vị trí của homestay bỏ phố về rừng vô cùng thuận lợi, có những bãi đá thoai thoải cho du khách trải nghiệm, có những vũng cát bồi cho trẻ con được vui đùa. Nhất là dòng sông Ngang nằm uốn lượn quay co quanh những nếp nhà sàn của người dân tộc Mường nơi đây. Cả một khu cảnh tọa lạc nên một không gian thư thái hòa mình với thiên nhiên. Từ vị trí nghỉ dưỡng tại Homestay bỏ phố về rừng cách thác Mây chừng 3,4 km chính vì vậy du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi tại đây và đạp xe hoặc đi bộ trải nghiệm lên thác để tắm mát và tham quan các điểm văn hóa của đồng bào dân tộc Mường.
Lan tỏa du lịch xanh
Thác Mây vào ngày 1/10/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3950/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Thác Mây, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, hệ thống hạ tầng giao thông đi vào thác Mây đã được quan tâm đầu tư, kết nối với các khu, điểm du lịch trong vùng, hình thành các tour du lịch trải nghiệm. Từ thác Mây, du khách có thể đi tham quan các điểm đến khác của huyện Thạch Thành theo đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217B, Quốc lộ 45, như: hang Con Moong, đình Mường Đòn, suối nước nóng Vó Ấm, thác Đẹn, Di tích thắng cảnh Phố Cát, thác Voi, chùa Cảnh Yên, chiến khu Ngọc Trạo... Đồng thời kết nối với những khu, điểm du lịch trong tỉnh như Suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy) và các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An...
Thác Mây hay còn gọi là thác “chín bậc tình yêu” nằm giữa cánh rừng nguyên sinh đổ xuống từ đỉnh núi Thạch Lâm. Thác có độ cao khoảng 100m, với 9 bậc gối lên nhau, tạo nên những con nước mềm mại như đường lượn sóng của một dải lụa trắng.
Với triết lý sống xanh khi mang tới các sản phẩm, dịch vụ, ẩm thực du lịch cung cấp cho khách hàng, Homestay bỏ phố về rừng đang nỗ lực thực hiện phân loại rác, hạn chế tối đa rác thải nhựa dùng một lần. Khi khách hàng gọi điện đặt phòng, Ngà và Ngân luôn gửi thông điệp tới du khách: “Thân thiện với môi trường, với những cách sống xanh hòa mình vào thiên nhiên…”. Chính vì vậy, mặc dù vào những thời gian cao điểm Homestay không bao giờ nhận quá số khách quy định, luôn ưu tiên tạo một không gian thoáng, dành sự riêng tư cho khách du lịch,
Bùi Thị Ngân chia sẻ, mặc dù chính thức mới hơn một năm đưa vào khai thác nhưng lượng khách hàng của các em đã rất ổn định và phản hồi của khách rất tốt. Khách về đây ngoài khách trong tỉnh thì khách từ Hà Nội về đây là chủ yếu và rất nhiều khách quay trở lại homestay một năm đến 2; 3 lần. Chúng em luôn cố gắng học hỏi và tìm tòi thêm nhiều kiến thức về làm du lịch cộng đồng để về chia sẻ cho mọi người xung quanh. Hiện nay ngoài những người thân trong gia đình làm thì Homestay thuê thêm 3 lao động địa phương.
Chị Lê Thị Nhung du khách từ Ba Đình, Hà Nội đang lưu trú tại đây cho biết, gia đình mình về đây vào 2 ngày cuối tuần. Ờ đây thực sự rất thích, các bạn làm du lịch rất chuyên nghiệp. Quan trọng hơn dù du lịch trải nghiệm hòa mình với thiên nhiên nhưng vô cùng sạch sẽ và giá cả rất hợp lý.
Kế hoạch 3 năm tới của 2 chị em là sẽ đầu tư thêm nhiều hạng mục cho homestay bỏ phố về rừng như các bungalow, khu giải trí… nhưng chúng em vẫn luôn đặt ưu tiên không tác động vậy lý nhiều lên hiện trạng mà vẫn giữ nguyên bản sắc hoang sơ của nơi này cũng như đưa những nét văn hóa của người dân tộc Mường quê em được gìn giữ và phát huy. Chính vì vậy, các em đang ưu tiên trồng thật nhiều cây xanh, đa dạng các loại hoa phù hợp với địa phương.
Trao đổi với ông Phạm Văn Mạnh, Chủ tịch xã Thạch Lâm cho biết: “Thạch Lâm là địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái trải nghiệm, du lịch cộng đồng là rất lớn. Thiên nhiên ở đây khá đẹp như có thác Mây được xem là thác nước đẹp nhất Việt Nam và nhiều nếp nhà sàn, đặc biệt còn giữ được nết hoang sơ, môi trường tự nhiên rất sạch, ít bị tác động của con người. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất đó là người dân chưa biết làm du lịch cộng đồng một cách chuyên nghiệp. Sau 2 năm tuyên truyền, đến nay có 20-30 hộ đang triển khai học tập và chuyển đổi sang du lịch cộng đồng như cách 2 em Ngà và Ngân đang làm. Đây là hướng đi đột phá nhất cho xã mình vì phát huy được lợi thế cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ được bản sắc văn hóa người mường. Giúp đưa nông sản của địa phương thành hàng hóa để phục vụ du khách. Năm 2022, có hơn 115.000 lượt khách đến thăm quan và trải nghiệm du lịch tại địa phương".
Có thể bạn quan tâm
Tạo cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp
16:53, 07/03/2023
Rời “vùng an toàn”, cựu quân nhân về quê khởi nghiệp với du lịch
02:34, 05/03/2023
Công ty khởi nghiệp fintech Fazz đóng băng tiền lương của những người đồng sáng lập
01:11, 05/03/2023
2 nhà khởi nghiệp Thụy Điển gốc Á làm mạng xã hội Leka tại Việt Nam
13:50, 03/03/2023