Công ty khởi nghiệp Mercury đón khoảng 26.000 khách hàng mới khi sụp đổ SVB
Khi Ngân hàng Thung lũng Silicon sụp đổ đã kéo theo hàng loạt các công ty khởi nghiệp phải tìm mọi phương pháp để lấp đầy khoảng trống trong cộng đồng khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm.
>>Giới startup lo ngại khi HSBC mua lại SVB Anh
Mercury một trong những công ty khởi nghiệp nhận thấy cơ hội chuyển mình khi các công ty khởi nghiệp tìm mọi cách để đối phó về nhu cầu vốn đang gia tăng đột ngột trong bối cảnh hoảng loạn.
Immad Akhund đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành và đồng sáng lập chia sẻ, sự hoảng loạn đỉnh điểm nhất là những ngày đầu năm toàn bộ cộng đồng khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon phải nín thở chờ những gì sẽ tiếp tục xảy ra.
>>Hạ lãi suất và sự kiện SVB có đảo ngược chính sách tiền tệ chống lạm phát?
Akhund cho biết, đã dành phần lớn thời gian trong vài ngày đầu tiên để gọi điện và trả lời tin nhắn trực tiếp từ khách hàng hiện tại và khách hàng mới tiềm năng. Những ngày đó mọi người cũng như các công ty khởi nghiệp đều có nhu cầu mở một tài khoản ngân hàng. Để đảm bảo sự tin tưởng với tất cả mọi người, Mercury ký kết hợp tác với một số ngân hàng đối tác như Choice Financial Group và Evolve Bank & Trust. Bên cạnh đó, startup này đã tăng bảo hiểm FDIC của mình, đầu tiên từ 1 triệu USD lên 3 triệu USD và sau đó lên 5 triệu USD.
Tại thời điểm đó, Mercury cũng phát hành một sản phẩm mới có tên là Vault với mục đích giúp cho người gửi có thể gửi số tiền vượt quá số tiền đó vào tín phiếu kho bạc của chính phủ Hoa Kỳ. Trong vài ngày đầu tiên sụp đổ của SVB, startup này đã nhận được hơn 2 tỷ USD tiền gửi. Mercury đã chứng kiến gần 8.700 khách hàng mới gửi tiền vào tài khoản của mình.
Theo TechCrunch chia sẻ, đại diện Mercury đã khẳng định rằng 95% khách hàng ròng mới của họ sẽ ở lại với Mercury sau gần 90 ngày sau cuộc khủng hoảng SVB và những khoản tiền gửi đó được giữ ổn định. Sự tăng trưởng khách hàng mới sẽ vẫn tiếp tục ngay cả sau khi cuộc khủng hoảng SVB đã được giải quyết. Hiện startup đã tăng gấp đôi số lần đăng ký mới mỗi tháng kể từ tháng 4. Đến nay, tổng số 17.000 khách hàng mới gửi tiền từ tháng 4 đã lên đến tháng 6. Tổng cơ sở khách hàng của startup này bao gồm các doanh nghiệp như Deel, On Deck, Linear, Sprig và Forage. Hiện Mercury đã vượt mốc 100.000 khách hàng vào năm 2022.
Theo Akhund chia sẻ số lượng khách hàng tăng đột biến gần đây đã góp phần làm cho tốc độ chạy doanh thu hàng năm của công ty tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái từ tháng 5 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Nhìn chung, vào năm 2022, Mercury đã xử lý 50 tỷ USD giao dịch. Chỉ trong nửa đầu năm 2023, công ty khởi nghiệp đã xử lý hơn 42 tỷ USD giao dịch. Mercury cũng đã có lãi trong 12 tháng qua, số lượng khách hàng cụ thể được từ trối chia, chỉ nói rằng đó là "hơn 100.000".
>>SVB sụp đổ, ảnh hưởng như thế nào đến các startup?
Theo dữ liệu thu được từ Kruze Consulting, hơn 30% khách hàng của Kruze hiện có tài khoản Mercury, tăng 17% vào cuối tháng 2, tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ ngân hàng. Mặc dù Mercury mở cửa cho bất kỳ doanh nghiệp nào ở Hoa Kỳ, nhưng trọng tâm của Mercury là các công ty khởi nghiệp và thương mại điện tử, chiếm 70% cơ sở khách hàng của mình.
Kể từ khi thành lập vào năm 2017, Mercury đã huy động được hơn 163 triệu USD tài trợ từ các nhà đầu tư như Andreessen Horowitz, Coatue và CRV cũng như các nhà đầu tư thiên thần, vận động viên, nghệ sĩ giải trí và khách hàng. Vòng cuối cùng của nó làSeries B trị giá 120 triệu USDđã được công bố vào tháng 07/2021.
Có thể bạn quan tâm