Đổi mới kinh doanh nhờ tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế thường được đưa vào áp dụng và đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tối ưu mô hình kinh doanh, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp.
Circle K là một chuỗi cửa hàng tiện lợi rất nổi tiếng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đã có giai đoạn, Circle K nhận thấy rằng doanh thu ở các cửa hàng tiện lợi bị giảm sút nên quyết định đổi mới toàn bộ chuỗi các cửa hàng của mình.
Case study từ Circle K
Sự đổi mới này tập trung vào hai nhóm người gồm nhóm các nhà quản trị kinh doanh có bằng MBA và nhóm có gốc về tư duy thiết kế.
Nhóm người có gốc kinh doanh bằng MBA đã tiến hành phân tích môi trường như nhân khẩu học, đặc điểm người địa phương… Sau đó họ có tham khảo ý kiến của các chuyên gia, phân tích SWOT, ước lượng thông số về tài chính. Nhóm đưa ra những giải pháp tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ, chỉ ra giải pháp khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh.
Còn nhóm người có gốc thiết kế dành thời gian đến các cửa hàng Circle K, quan sát hàng giờ người tiêu dùng, trải nghiệm cùng họ. Họ cùng tập trung để thảo luận về những tác động đến từng ý tưởng dùng trực giác để nhận xét và đánh giá các ý tưởng. Lúc này họ đóng vai trò khách hàng để phân tích những ý tưởng, tưởng tượng ra nhiều viễn cảnh trải nghiệm của người tiêu dùng… Sau đó, họ tập trung và thảo luận nhóm xem là những cái sự thay đổi như vậy sẽ có tác động thế nào đến khách hàng. Họ tiếp tục ước tính chi phí, phân tích tính khả thi nhiều ý tưởng cùng lúc trình bày ý tưởng bản vẽ nguệch ngoạc đầy màu sắc, càng đưa ra nhiều ý tưởng càng tốt…
Đến giờ, sự thành công của mô hình kinh doanh Circle K được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố đổi mới, sáng tạo như phong cách, giá bán, dịch vụ, đối tượng khách hàng.
05 bước trong tư duy thiết kế
Ông Nguyễn Tiến Trung - Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia – VSMA đã tham gia giảng dạy nhiều khóa đào tạo khởi nghiệp. Ông chỉ ra một qui trình tư duy thiết kế gồm có 5 bước, là 1 vòng lặp, được thực hiện liên tục khi doanh nghiệp có ý tưởng sản phẩm khả thi.
Nghiên cứu thấu cảm - Emphathize giúp nhà lãnh đạo thấu hiểu sâu sắc về khách hàng, cần phát hiện nhu cầu thực sự của khách hàng.
Xác định - Define lưu ý đến sơ đồ Xương cá có diễn tả nguyên nhân (6P) - hiệu quả. 6P được nhấn mạnh gồm những yếu tố như con người (People), sản phẩm (Product), địa điểm (Place), khuyến mãi (Promotion), tiến trình (Process), giá cả (Price).
Lên ý tưởng - Ideate dựa trên nguyên tắc động não và tìm ý tưởng sáng tạo.
Xây dựng nguyên mẫu – Prototype – doanh nghiệp thiết kế sản phẩm mẫu dựa trên những ý tưởng tốt nhất được đưa ra. Qua việc nghiên cứu, kiểm tra, phát triển sản phẩm dựa vào nhu cầu của khách hàng sẽ loại bỏ được những sản phẩm không đạt yêu cầu, giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện được sản phẩm.
Triển khai – Implement - ở bước này tiếp tục thu thập phản hồi của khách hàng để không ngừng cải tiến sản phẩm. Các doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng đội nhóm thật tốt.
Có thể bạn quan tâm