Khởi nghiệp Xanh: Hướng phát triển bền vững cho các dự án khởi nghiệp
Vòng chung cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh lần 9 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức tại TP HCM.
Các dự án giành giải thưởng hoàn toàn xứng đáng bởi sự vượt trội về ý tưởng lẫn hình thức và đều hướng đến sự phát triển bền vững, xây dựng các tiêu chuẩn gắn liền trách nhiệm với cộng đồng.
>>Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia: Bước đệm vững chắc cho startup khoa học công nghệ
Sự kiện “Khởi nghiệp xanh - hành trình 10 năm kiến tạo những doanh nông trẻ”, là chuỗi hoạt động tiếp nối, nhằm giới thiệu về hành trình 10 năm chương trình Khởi nghiệp xanh đã đào tạo, hướng dẫn, tư vấn, nâng đỡ và cho ra đời thế hệ những “Doanh nông trẻ” trên khắp các tỉnh, thành của cả nước.
Chương trình Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo từ 2013 đến nay là chương trình Khởi nghiệp xanh, với sự đồng hành của tổ chức, các doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, hoạt động với mục tiêu trọng tâm là hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp thành công, xây dựng cộng đồng tài năng trẻ khởi nghiệp; Là cầu nối kết nối nguồn lực với doanh nghiệp trong Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao; Là mạng lưới để các doanh nghiệp trẻ, các bạn thanh niên trao đổi kinh nghiệm khởi sự kinh doanh, lập nghiệp, kết nối với nhau xây dựng chuỗi giá trị liên kết vững mạnh.
Những năm gần đây, chương trình Khởi nghiệp xanh bắt đầu các nội dung tập huấn theo những cấp độ, quá trình, kết quả thực tế của doanh nghiệp khởi nghiệp; Tập trung đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp khởi nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn Haccp, Localgap, Globalgap, ISO để tham gia xuất khấu sản phẩm ra nước ngoài..
Các dự án tham gia cuộc thi cũng đã nhận được những ý kiến đóng góp, đánh giá từ các chuyên gia, cố vấn, nhà đầu tư để từ đó dự án có những định hướng rõ ràng và cụ thể, đạt được những kết quả tốt hơn khi đưa sản phẩm tiếp cận tới các thị trường, khách hàng trong và ngoài nước
Tại vòng chung kết cuộc thi dự án khởi nghiệp xanh 2023, có 37 dự án đến từ 25 tỉnh, thành ở khắp các vùng miền cả nước. Trong đó, tỉnh Bắc Kạn là địa phương có số dự án vào chung kết nhiều nhất với 4 dự án; Đồng Tháp, Quảng Nam mỗi địa phương 3 dự án; TPHCM, Trà Vinh, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Nghệ An, Thanh Hóa mỗi địa phương 2 dự án.
>>Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở từ thay đổi tư duy
Trả qua các lần thi đấu căng thẳng và cân não, nhóm dự án Đỗ Đăng Khoa, Đỗ Mạnh Quân và Lê Na đến từ Đồng Tháp với dự án "Kết nối con người với tự nhiên" đã xuất sắc giành giải nhất chung cuộc (trị giá 150 triệu đồng, trong đó có 50 triệu đồng tiền mặt).
2 giải Nhì (trị giá 80 triệu đồng/1 giải) cho dự án "Phát triển lạp xưởng cá lóc Dương Thị Hồng Chuyên" của tác giả Dương Thị Hồng Chuyên (tỉnh Đồng Tháp) và dự án "Sản xuất muối Tây Ninh - Kết hợp đặc sản vùng miền" của 2 tác giả Nguyễn Ngọc Sơn và Phạm Thái Hoàng (tỉnh Tây Ninh).
Cùng với đó là 3 giải Ba (trị giá 50 triệu đồng/1 giải) thuộc về các dự án "Công ty CP Thực phẩm xanh Thành Đồng" của 2 tác giá Hoàng Khắc Cưng, Trương Thị Thanh Hoa (tỉnh Đắk Lắk); dự án "Sản xuất Atiso bền vững" của tác giả Phạm Hữu Giàu (tỉnh Lâm Đồng), và dự án "K Products - Cung cấp sản phẩm đóng gói tiệt trùng công nghệ Nhật Bản" của nhóm tác giả Mai Thị Thu Trang, Trần Bảo Khánh và Nguyễn Trung Hiếu (tỉnh Vũng Tàu).
Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi dự án Khởi nghiệp xanh năm nay lên đến 1.229.000.000 đồng, trong đó 436.000.000 đồng tiền mặt với 9 giải chính, 52 gói tư vấn hỗ trợ khác. Các dự án thi được giải thưởng có cơ hội tham gia nhiều hoạt động như tham gia hội chợ quốc tế có liên quan đến nông nghiệp – thực phẩm; tham gia các lớp học nâng cao kiến thức về phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, thực hành tiêu chuẩn; các chương trình học thực tế tại doanh nghiệp, nông trường, trang trại có chuyên gia huấn luyện; gói tư vấn xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại…
Có thể bạn quan tâm