Học gì khi Kỳ lân WeWork nộp đơn xin phá sản?
Hành trình của kỳ lân WeWork từ đỉnh cao tới bờ vực phá sản như một bộ phim bom tấn khiến chúng ta phải suy nghĩ về một thế giới phát triển mạnh mẽ ở những ngã rẽ bất ngờ.
>>Công ty khởi nghiệp Mojocare sa thải khoảng 170 nhân viên do những bất thường về tài chính
Được SoftBank hậu thuẫn, WeWork là startup về văn phòng chia sẻ (co-working), từng được định giá đến 47 tỷ USD vào năm 2019. Startup này từng là con cưng của giới đầu tư mạo hiểm, nhưng hiệu quả hoạt động của họ không đạt kỳ vọng.
Được thành lập bởi Adam Neumann, người Israel, WeWork chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng chia sẻ và tạm thời tại 33 quốc gia. Nhưng do chịu ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng liên tiếp trong suốt lịch sử của mình, WeWork đã gặp nhiều khó khăn kể từ khi lên kế hoạch chào bán ra công chúng (IPO) thất bại vào năm 2019. Bắt nguồn từ hoài nghi của các nhà đầu tư với mô hình văn phòng chia sẻ. Đồng thời, nhà đầu tư cũng lo lắng về các khoản thua lỗ lớn mà startup này đang gánh.
Đại diện WeWork từng chia sẻ, nếu chúng tôi không thành công trong việc cải thiện vị thế thanh khoản và khả năng sinh lời từ các hoạt động của mình, chúng tôi có thể cần xem xét tất cả các giải pháp thay thế chiến lược, bao gồm tái cơ cấu hoặc tái cấp vốn cho khoản nợ của mình, tìm kiếm thêm nợ hoặc vốn cổ phần, giảm hoặc trì hoãn các hoạt động kinh doanh và các sáng kiến chiến lược của chúng tôi hoặc bán tài sản, các giao dịch chiến lược khác và/hoặc các biện pháp khác, bao gồm cả việc xin cứu trợ theo Bộ luật Phá sản Hoa Kỳ.
WeWork đã phải đối mặt với một số thách thức trong nhiều năm khi nhu cầu về không gian làm việc chung giảm dần theo thời gian. Những rắc rối đó ngày càng tăng thêm trong đại dịch COVID khi các công ty từ bỏ không gian văn phòng và nhân viên bắt đầu làm việc từ xa. Ngay cả khi một số công ty đã quay trở lại văn phòng thì nhu cầu về không gian WeWork vẫn không có sự hồi phục như những ngày trước đại dịch.
Vào tháng 8, WeWork tròn 13 tuổi đã thông báo lỗ ròng 397 triệu USD trong quý 2 trên doanh thu 877 triệu USD. Trong khi doanh thu tăng 4% so với cùng kỳ năm trước nhưng Giám đốc điều hành tạm thời của WeWork, David Tolley, đã cảnh báo trong một tuyên bố rằng, nguồn cung bất động sản thương mại dư thừa, sự cạnh tranh ngày càng tăng trong không gian linh hoạt và biến động kinh tế vĩ mô đã khiến tỷ lệ thành viên rời bỏ cao hơn và nhu cầu yếu hơn chúng tôi. Dự kiến, rằng số lượng thành viên tại startup sẽ giảm nhẹ.
Cổ phiếu của startup này đã giảm hơn 47% sau giờ làm việc ngày 1/11 với giao dịch ở mức chỉ 1,21 USD và chạm mức thấp mới trong 52 tuần. Điều này mang lại cho WeWork mức vốn hóa thị trường chỉ 121 triệu USD, trái ngược hoàn toàn với mức định giá 47 tỷ USD mà startup này từng đạt được sau khi huy động được 1 tỷ USD trong vòng Series H do SoftBank dẫn đầu vào tháng 1 năm 2019.
Câu chuyện nộp đơn xin phá sản của WeWork không chỉ đơn giản là không gian làm việc chung mà còn là về khả năng phục hồi, đổi mới và thích ứng cần thiết để tồn tại trong một môi trường đầy biến động. Hiện tượng của WeWork như một lời cảnh báo rằng môi trường doanh nghiệp có thể biến đổi đột ngột, buộc ngay cả những người khổng lồ trong ngành cũng phải thay đổi hoặc diệt vong.
Có thể bạn quan tâm
Nền kinh tế vĩ mô nhiều biến động khiến startup Twiga Foods phải sa thải 33% nhân viên
01:03, 23/08/2023
Vì sao công ty khởi nghiệp Pluang phải sa thải tới 10% tổng nhân viên?
01:18, 20/08/2023
“Mùa đông” tài trợ khắc nghiệt: Khiến các công ty khởi nghiệp sa thải nhân viên để tồn tại
02:58, 16/08/2023