TP. HCM: Giải ngân gần 500 tỷ đồng trợ giá xe buýt

Công Thương 05/08/2019 10:50

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải TP. HCM) vừa cho biết, đã giải ngân 494 tỷ đồng tiền trợ giá xe buýt cho 12 doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải trong 8 tháng đầu năm.

Cụ thể, hợp tác xã vận tải 19/5 được thanh toán trợ giá nhiều nhất với gần 130 tỷ đồng. Đây là đơn vị vận hành các tuyến buýt có lưu lượng hành khách lớn như Bến Thành - Đại học Quốc gia, Bến Thành - An Sương...

TP HCM giải ngân gần 500 tỷ đồng trợ giá xe buýt

TP. HCM giải ngân gần 500 tỷ đồng trợ giá xe buýt.

Theo Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP. HCM, khối lượng vận tải hành khách công cộng nửa đầu năm nay của Thành phố xấp xỉ 304 triệu lượt và hoàn thành 46% kế hoạch cả năm. Khối lượng vận chuyển trên các tuyến xe buýt phổ thông có trợ giá giảm do nhiều nguyên nhân như: phương tiện cũ, thời gian nghỉ các dịp lễ dài, phương tiện giao thông cá nhân tăng...

TP. HCM đặt mục tiêu năm nay xe buýt sẽ vận chuyển 656 triệu lượt hành khách. Thành phố hiện có hơn 3.000 xe buýt hoạt động trên 200 tuyến (110 tuyến có trợ giá), đáp ứng được khoảng 10,7% nhu cầu đi lại của nhân dân. Mỗi năm ngân sách chi hơn 1.000 tỷ đồng để trợ giá cho loại vận tải công cộng này.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải bài toán chọn làn đường ưu tiên cho xe buýt

    Giải bài toán chọn làn đường ưu tiên cho xe buýt

    13:36, 30/07/2019

  • Hải Dương: Lộ trình thay xe buýt liệu có tiền hậu bất nhất?

    Hải Dương: Lộ trình thay xe buýt liệu có tiền hậu bất nhất?

    11:01, 22/07/2019

  • Thí điểm xe buýt mui trần trên đường phố TP. HCM, khó khả thi

    Thí điểm xe buýt mui trần trên đường phố TP. HCM, khó khả thi

    11:00, 27/05/2019

  • TP HCM tiếp tục đấu giá quảng cáo trên xe buýt

    TP HCM tiếp tục đấu giá quảng cáo trên xe buýt

    11:00, 21/05/2019

Liên quan đến việc điều chỉnh giá xe buýt, đơn vị này cũng cho biết đầu tháng 5 vừa qua, Sở Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh giá vé xe buýt áp dụng trên các tuyến có trợ giá. Theo đó, 51 tuyến xe buýt sẽ tăng 1.000 đồng mỗi lượt hành khách so với giá hiện nay. Nhóm tuyến cự ly 15-25 km có giá vé 6.000 đồng mỗi lượt, từ 25 km trở lên giá 7.000 đồng. Các tuyến có cự ly dưới 15 km, giá vé giữ nguyên 5.000 đồng. 

Lãnh đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng cho rằng, việc điều chỉnh tăng giá vé xe buýt lần này là cần thiết và khá phù hợp với tình hình thu nhập bình quân của người dân. Dự kiến, sau khi điều chỉnh giá vé, doanh thu sẽ tăng 92,5 tỷ đồng mỗi năm và dùng để bù đắp vốn đầu tư xe mới, giảm chi ngân sách bù lỗ.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã xe buýt liên tục kêu lỗ trong hoạt động vận chuyển hành khách, nguyên nhân do lượng hành khách đi xe buýt ngày một giảm. Cụ thể, nhiều tuyến xe buýt đã bỏ tuyến do thua lỗ như: Tuyến buýt 149 có lộ trình từ Công viên 23/9 - Tân Phú - bến xe An Sương, do Hợp tác xã vận tải liên tỉnh và Du lịch Việt Thắng đảm nhận. Tuyến xe buýt 40 nằm trong diện được trợ giá có trợ giá, tuyến buýt này chạy từ bến xe Miền Đông - bến xe Ngã 4 Ga, do Hợp tác xã Vận tải Đông Nam đảm nhận, vì khách đi lại thấp, không đủ chi phí hoạt động.

Trợ giá xe buýt được tính thế nào?

Hiện nay, toàn thành phố có 145 tuyến xe buýt, trong đó 105 tuyến có trợ giá. Cách thức trợ giá là lấy chi phí chuyến xe trừ đi doanh thu. Trong đó, chi phí chuyến xe căn cứ trên đơn giá định mức được TP ban hành.Từ năm 2002 đến nay, thành phố đã ba lần xây dựng đơn giá chi phí cho hoạt động xe buýt vào các năm 2002, 2009 và 2017.Hầu hết, HTX vận tải đều cho rằng, bộ định mức đơn giá ban hành năm 2009 nay đã quá lạc hậu bởi chi phí đầu vào tăng nhiều, từ giá xe, nhiên liệu đến tiền lương.

Công Thương