Hải Dương: Lộ trình thay xe buýt liệu có tiền hậu bất nhất?

Thu Hà 22/07/2019 11:01

Các doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách công cộng gửi đơn kiến nghị lên UBND Tỉnh và Sở Giao thông Vận tải Hải Dương phản đối về đề án lộ trình thay xe không bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Để thực hiện đề án nâng cao chất lượng vận tải khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020 của UBND tỉnh và điều chỉnh một số nội dung của đề án. Sở Giao thông Vân tải (GTVT) Hải Dương đã xây dựng kế hoạch ngày 13/10/2017 triển khai thực hiện xét các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe buýt tiếp tục được khai thác tuyến. Các doanh nghiệp khai thác tuyến phải cam kết theo đúng lộ trình thay xe và thời gian hoàn thành mua sắm phương tiện mới, đồng thời Sở GTVT sẽ đối chiếu hồ sơ từ ngày 16/12/2017 đến ngày 27/12/2017. Nếu các doanh nghiệp đủ điều kiện mới được ký hợp đồng, cấp giấy phép kinh doanh vận tải.

Cần môi trường kinh doanh bình đẳng

Theo đó, đơn kiến nghị của các doanh nghiệp: Xí nghiệp TM Du Lịch và Xây Dựng 27/7; Công ty TNHH Huy Hoàng; Công ty TNHH Triệu phố; Công ty TNHH TM và DL Nam Việt Cường; Công ty vận tải hành khách và du lịch Hưng Thịnh; Công ty liên doanh Xơ Un, Công ty CP vận tải Đức Khoa; Công ty TNHH Tuấn Vinh. Các doanh nghiệp đã chấp hành thực hiện đề án của UBND tỉnh thay thế hết 100% phương tiện mới và đưa vào hoạt động từ 11/2017 để phục vụ hành khách trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Tuy nhiên, đến nay từ lúc theo lộ trình đã được hơn một năm thực hiện đề án một số các doanh nghiệp khác vẫn chây ì không thay xe mới như Công ty cổ phần xe khách Hải Hưng... Trong khi đó, Sở GTVT đã lập kế hoạch lộ trình thay xe và cũng đã ra hạn thời gian thay xe cho các doanh nghiệp khi hết giấy phép kinh doanh. Được biết, thời gian ra hạn tối đa là 9 tháng kể từ ngày 01/10/2017 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị thay xe mới, nếu doanh nghiệp nào không đáp ứng đủ điều kiện cam kết, Sở GTVT sẽ sẽ tổ chức đấu thầu khai thác tuyến đó.

Sau khi có Sau khi có yêu cầu của UBND tỉnh và Sở GTVT, chúng tôi đã đầu tư mua xe mới 100%

Sau khi có yêu cầu của UBND tỉnh và Sở GTVT, doanh nghiệp Nam Việt Cường đã đầu tư mua xe mới 100%

Trao đổi với phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Công Tới giám đốc công ty TNHH Huy Hoàng cho biết: Công ty của ông có 25 xe chạy tuyến Hải Dương, Thanh Hà, Hải Dương, Ninh Giang... sau khi có thông báo yêu cầu của UBND tỉnh và Sở GTVT Hải Dương, doanh nghiệp đã ngay lập tức thay 10 xe mới từ tháng 11/2017. Theo đề án nếu không thay phương tiện mới doanh nghiệp sẽ phải ngừng hoạt động và không được cấp phép.

Ông Tới cho biết thêm, đề án nêu rõ nếu doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu sẽ triển khai đấu giá tuyến. Trong khi đó các xe cũ của công ty Huy Hoàng thời hạn sử dụng của các xe còn 8 năm phải bán với giá thấp 30 triệu và mua xe mới đến 1,2 tỷ. Công ty của ông phải vay nợ ngân hàng 70%, 500 triệu còn lại thế chấp ngân hàng bằng nhà cửa đất đai. Vậy những doanh nghiệp không chấp hành, vẫn sử dụng xe cũ nát để chở khách sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của công ty đã chấp hành. Bên cạnh đó doanh nghiệp của ông chịu rất nhiều áp lực từ phía các cổ đông của công ty, do phải đầu tư số tiền quá lớn để thay xe mới, kinh doanh không có hiệu quả cao và đang phải trả lãi, một phần gốc cho các tổ chức tín dụng.

"Hiện tại công ty chúng tôi đang phải trả chi phí rất lớn như tiền lương lái xe, lương hành chính, bên cạnh đó giá xăng tăng, lương tăng, trả lãi ngân hàng...Vì vậy, công ty chúng tôi đề nghị nếu doanh nghiệp nào không chịu thay phương tiện mới phải đem ra đấu thầu, theo đúng cam kết của UBND tỉnh và Sở GTVT triển khai thực hiện đề án theo đúng lộ trình” - ông Tới bức xúc.

Bao giờđấu giá tuyến theo lộ trình đề án?

Chia sẻ với phóng viên, ông Hoàng Phi Thường, Giám đốc Xí nghiệp TM DL và Xây Dựng 27/7 bức xúc: “Sau khi có yêu cầu của UBND tỉnh và Sở GTVT, chúng tôi đã đầu tư mua xe mới 100%. Bên cạnh đó, một số đơn vị vẫn không chấp hành. Trong khi đó xe không đạt yêu cầu, thường xuyên chạy không đủ lốt, tần suất không đủ vì xe hỏng vào xưởng phải bỏ lốt, bỏ khách giữa đường”.

Đến nay thời hạn gia hạn cho các doanh nghiệp đã hết nhưng các doanh nghiệp vẫn chây ì chưa có kế hoạch mua sắm phương tiện mới. Sở GTVT thì “án binh bất động”. Đề nghị UBND tỉnh và Sở GTVT phải thực hiện đề án đã đề ra yêu cầu các công ty không thay phương tiện mới phải đem ra đấu thầu. Bên cạnh đó phải có  kế hoạch triển khai đấu giá tuyến theo lộ trình đề án đã đề ra.

Xe của công ty xe khách Hải Hưng, đến nay vẫn sử dụng xe cũ

Xe của công ty xe khách Hải Hưng, đến nay vẫn sử dụng xe cũ

Được biết, Thông báo 637 của Tỉnh ủy Hải Dương về việc điều chỉnh một số nội dung của Đề án “Nâng cao chất lượng vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020”. Nhất chí điều chỉnh tăng thời gian khai thác của các phương tiện là 14 năm.

Trong khi đó, Sở GTVT có kế hoạch rõ ràng ngày 13/10/2017 yêu cầu các xe buýt đã sử dụng trên 10 năm phải được thay thế phương tiện mới, bảo đảm chất lượng theo văn bản 2007 ngày 12/9/2017, về việc xét doanh nghiệp buýt đủ điều kiện được tiếp tục khai thác tuyến. Sở GTVT yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện một số nội dung; các phương tiện sản xuất và nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật bản, khi ký hợp đồng khai thác, số lượng mới tối thiểu = 50% tổng số phương tiện theo hợp đồng khai thác tuyến. Đặc biệt số phương tiện cũ còn lại thay thế theo lộ trình, trong năm đầu thực hiện thay thế tối thiểu 60% số phương tiện cũ còn lại, trong năm thứ 2 thực hiện thay thế hết 40% số phương tiện cũ còn lại.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Hàng trăm công nhân lại đình công đòi quyền lợi

    Hải Dương: Hàng trăm công nhân lại đình công đòi quyền lợi

    14:05, 17/07/2019

  • Sở Giao thông vận tải Hải Dương có Giám đốc mới

    Sở Giao thông vận tải Hải Dương có Giám đốc mới

    11:06, 17/07/2019

  • Hải Dương: Chi 2,6 tỷ đồng giải phóng mặt bằng dự án cầu Mây trước 20/7

    Hải Dương: Chi 2,6 tỷ đồng giải phóng mặt bằng dự án cầu Mây trước 20/7

    11:00, 18/07/2019

Rõ ràng, Sở GTVT tỉnh Hải Dương thông báo thời gian thực hiện 9 tháng hết hạn giấy phép kinh doanh của từng xe buýt hiện đang khai thác. Đồng thời Sở GTVT cũng có thông báo gửi doanh nghiệp để đăng ký thực hiện và cam kết đáp ứng các điều kiện chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ.. yêu cầu doanh nghiệp cam kết 3 tháng phải hoàn thành công tác chuẩn bị, trước 6 tháng Sở sẽ kiểm tra nếu đủ các điều kiện mới ký tiếp hợp đồng, không đủ điều kiện sẽ tổ chức đấu thầu khai thác theo tuyến.

Thông báo là vậy, yêu cầu đúng, đủ, chuẩn, các yếu tố do UBND tỉnh Hải Dương và Sở GTVT đề ra đến nay một số công ty cổ phần vẫn ngang nhiên không thực hiện. Điều ngạc nhiên Sở GTVT Hải Dương vẫn cấp phù hiệu, vẫn cho hoạt động. Vậy liệu có công bằng, có tạo được môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp trong tỉnh.  

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Lộ trình thay xe buýt liệu có tiền hậu bất nhất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO