Khánh Hòa: Yêu cầu các Sở ngành hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ theo Nghị định 67
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản chỉ đạo về việc phối hợp, hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ vay theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (Nghị định số 67) của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Cụ thể, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển chủ động triển khai thực hiện ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phối hợp, hỗ trợ ngân hàng trong thu hồi nợ vay theo Nghị định số 67 của Chính phủ.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp, hỗ trợ ngành ngân hàng trong thu hồi nợ vay theo Nghị định 67.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua 5 năm triển khai Nghị định 67 bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay các ngân hàng thương mại đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ vay, dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Để hạn chế nợ xấu phát sinh trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra các giải pháp chủ yếu là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Nhà nước; vận động chủ tàu thực hiện đúng thỏa thuận trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, chấp hành các quy định về đăng kiểm, giấy phép khai thác hải sản, mua bảo hiểm tàu cá và thuyền viên khi ra khơi,… để hỗ trợ các ngân hàng thương mại hạn chế rủi ro phát sinh.
Các Sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương phối hợp với ngành ngân hàng đôn đốc ngư dân trả nợ vay đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết; tăng cường theo dõi, giám sát việc ghi nhật ký, lịch trình khai thác của chủ tàu, hỗ trợ ngân hàng nắm bắt được thông tin về hiệu quả khai thác của chủ tàu, các nguồn thu, nguồn hỗ trợ hợp pháp của chủ tàu để có biện pháp thu hồi nợ phù hợp; phối hợp với các ngân hàng thương mại chủ động rà soát, phân loại các trường hợp chưa hoặc không trả nợ theo hợp đồng đã ký kết để có giải pháp xử lý cụ thể đối với trường hợp chủ tàu có khả năng trả nợ nhưng cố tình chây ì, không trả nợ ngân hàng; chỉ đạo các cơ quan thi hành án và các đơn vị liên quan hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu giữ, quản lý, đẩy nhanh tiến độ thi hành án và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay.
Trường hợp các chủ tàu gặp rủi ro trong quá trình khai thác, đánh bắt do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời thực hiện các thủ tục về xác nhận rủi ro, thiệt hại, phạm vi bảo hiểm…để người dân sớm được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Số phận nào cho Ga Nha Trang?
06:00, 18/02/2020
“Học” Khánh Hoà cách dập dịch COVID-19
21:00, 17/02/2020
Học sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ đi học trở lại trong tuần sau
17:27, 12/02/2020
Khánh Hòa: Sàng lọc xong hơn 100 trường hợp có tiếp xúc gần với 02 du khách Trung Quốc bị nhiễm nCoV
12:32, 07/02/2020
Khánh Hòa: Cách ly, theo dõi tại nhà 268 trường hợp tiếp xúc gần với khách Trung Quốc nhiễm nCoV
17:23, 05/02/2020
Thị trường bất động sản du lịch Khánh Hòa: Doanh nghiệp hiến kế “hồi sinh” sau đại dịch
16:19, 05/02/2020
Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, (tính đến cuối năm 2019), các Chi nhánh Tổ chức tín dụng đã ký hợp đồng tín dụng cho vay 31 tàu gồm: 28 tàu đóng mới và 03 tàu nâng cấp (02 tàu dịch vụ, 29 tàu khai thác) với số tiền cam kết cho vay 292,56 tỷ đồng và đã giải ngân 288,47 tỷ đồng, đạt 98,59%. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 9/2019 việc thu nợ gốc chỉ mới được 25,94 tỷ đồng, trong khi nợ xấu đã lên đến hơn 103 tỷ đồng. Hiện nay, 31 tàu đã hạ thủy và đi vào hoạt động khai thác.
Từ tháng 5/2015 đến đầu năm 2018, các chủ tàu vay vốn theo Nghị định 67 thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng HĐTD đã ký kết với ngân hàng cho vay. Tuy nhiên, từ tháng 4/2018, các khoản vay theo Nghị định 67 bắt đầu phát sinh nợ xấu và có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng toàn tỉnh và hiệu quả thực hiện chính sách theo Nghị định 67.
Trong số này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa đã ký hợp đồng tín dụng với 20 chủ tàu, số vốn đã giải ngân hơn 207 tỷ đồng và nợ xấu hiện trên 57 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 30%. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Khánh Hòa ký hợp đồng tín dụng với 10 chủ tàu và giải ngân được gần 75,8 tỷ đồng, nhưng nợ xấu lên đến gần 46 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 66%. Còn lại là Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Nha Trang (VCB Nha Trang): đã ký 1 hợp đồng tín dụng cho 01 tàu và đã giải ngân 4,99 tỷ đồng, thu nợ 1,56 tỷ đồng, dư nợ 3,43 tỷ đồng.