Thanh Hóa: Nghề nước mắm truyền thống Khúc Phụ mang tiền tỷ mỗi năm cho người dân

KIỀU PHIÊN 23/12/2020 10:50

Người dân xã Hoằng Phụ, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nghề làm nước mắm truyền thống Khúc Phụ. Làng nghề nước mắm hơn 100 năm tự hào của người xứ Thanh.

Người dân xã Hoằng Phụ, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ làm nghề nước mắm truyền thống Khúc Phụ. Nước mắm Khúc Phụ nức tiếng bởi hương vị đậm đà, mùi thơm đặc trưng, sạch với bí quyết làm mắm hơn 100 năm của người xứ Thanh.

djfd

Quy trình lựa chọn cá tươi từ biển Đông về để làm nước mắm Khúc Phụ cũng được lựa chọn nghiêm ngặt

Đặc sản nước mắm Khúc Phụ được làm từ phương pháp thủ công truyền thống tại làng mắm Khúc Phụ hơn 100 năm tuổi. Sản phẩm được "chắt lọc" từ tinh cốt cá cơm than đen lựa chọn từ vùng Biển Đông với công thức hoàn toàn riêng biệt 100% không sử dụng chất bảo quản, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

ksjdks

Cá và muối được lựa chọn với tỷ lệ 3 cá 1 muối cho vào thùng gỗ bời lời để ủ chượp nước mắm từ 12-24 tháng

Các sản phẩm nước mắm ở Thanh Hóa đều mang nét đặc trưng, hương vị thơm ngon, độ đạm cao để đảm bảo hài hòa hai yếu tố: Giá trị dinh dưỡng và độ cảm quan cao, điều đó đã giúp làng nghề nước mắm Khúc Phụ lưu truyền qua nhiều đời và được bán toàn quốc. 5 năm trở lại đây nước mắm Khúc Phụ được xuất khẩu với số lượng lớn sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Âu, Châu Âu...

msnksm

Sản phẩm nước mắm Khúc Phụ khi đủ độ đạt sẽ có màu hổ phách, thơm ngon

Bà Lê Thị Hoan, người làm nước mắm Khúc Phụ lâu đời tại cơ sở sản xuất Bà Hoan chia sẻ: Để làm nên những giọt nước mắm Khúc Phụ là cả một quy trình nghiêm ngặt, bắt đầu tư khâu đầu tiên cũng đã quyết định đến độ ngon của nước mắm là tuyển chọn cá. Cá làm mắm nhất thiết phải là cá tươi, cá càng tươi thì vị nước mắm càng đậm ngon, trong đó chủ yếu là cá Nục, cá Cơm, cá Lâm. Ngày trước tỷ lệ là ba cá, một muối nhưng nhiều hộ gia đình đã tăng tỷ lệ cá để tăng độ đạm và vị ngon cho nước mắm. Với cách làm truyền thống, quá trình phân giã cá tự nhiên kéo dài từ 12 - 24 tháng, tùy thuộc vào từng loại cá, thời gian ngâm ủ càng lâu thì nước mắm càng thơm ngon, nước mắm Khúc Phụ loại cốt để càng lâu càng quý.

Ông Trương Hùng Thế, Phó chủ tịch xã Hoằng Phụ cho biết: Hiện nay tại làng nghề nước mắm Khúc Phụ có trên 300 hộ gia đình sản xuất mắm và nước mắm truyền thống. Trong xã có 1 Hợp tác xã sản xuất chế biến nước mắm Khúc Phụ, có 40 xã viên trong hợp tác xã. Mỗi năm chúng tôi có kế hoạch đưa thêm khoảng 10 xã viên vào hợp tác xã. Khi vào hợp tác xã các cơ sở sẽ được bảo hộ, bảo lãnh quyền lợi, có tem mác nhãn hàng của nước mắm Khúc Phụ, sản phẩm được địa phương hỗ trợ đưa đi bày bán các hội chợ, các điểm xúc tiến thương mại.

sdjsj

Hội đồng thẩm định Trung Ương về sảm phẩm OCOP 5 sao tại cơ sở nước mắm Lê Gia

Tháng 4/2015, nước mắm Khúc Phụ đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp logo và chứng nhận nhãn hiệu tập thể, được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp mã vạch. Mặt khác, với sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, công tác tuyên truyền được chú trọng, danh tiếng nước mắm Khúc Phụ đã lan tỏa khắp các vùng, nhu cầu cũng như thị trường được mở rộng rất nhiều. Đến nay nhờ có cơ chế mới phát triển nghề truyền thống, cũng như đầu tư công nghệ vào khâu đóng chiết, nhãn mác phù hợp với thị trường nghề làm nước mắm Khúc Phụ được khôi phục và phát triển, trở thành nghề chính thu nhập cao của người dân, ông Thế chia sẻ thêm.

Năm 2020, sản phẩm nước mắm, mắm Khúc Phụ đã đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh và sản phẩm mắm Lê Gia đạt 5 sao OCOP quốc gia.

ss

Nhiều cơ sở nước mắm Khúc Phụ cải tiến đầu tư về công nghệ san chiết, đóng vỏ chai phù hợp với thị trường và đảm bảo ATVSTP

Được biết, mỗi năm trung bình nước mắm Khúc Phụ bán ra thị trưởng khoảng từ 650.000 lít đến 1 triệu lít nước mắm. Các cơ sở xuất nước mắm như nước mắm Bà Hoan, nước mắm Lê Gia, nước mắm Quang Thuận... doanh thu mỗi năm từ 5 -10 tỷ. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ doanh thu cũng phải từ trên 1 tỷ đồng trở lên.

Anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương  mại Lê Giacho biết, doanh thu của cơ sở tôi từ 10 tỷ đồng trở lên và  muốn được mở rộng thêm cơ sở sản xuất vì mức tiêu thụ đối với thị trường hiện nay là rất lớn đặc biệt với các sản phẩm truyền thống mang bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Cũng như thị trường quốc tế đối với sản phẩm nước mắm truyền thống của Việt Nam đang rất là ưa chuộng và tiềm năng rộng mở.

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh Hóa nhân rộng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

    Thanh Hóa nhân rộng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

    16:11, 22/12/2020

  • Hành trình xây dựng thương hiệu gạo xứ Thanh của chàng trai 9X

    Hành trình xây dựng thương hiệu gạo xứ Thanh của chàng trai 9X

    09:50, 27/11/2020

  • Cặp vợ chồng 8X khởi nghiệp cùng thương hiệu Ván sàn tre xứ Thanh

    Cặp vợ chồng 8X khởi nghiệp cùng thương hiệu Ván sàn tre xứ Thanh

    10:50, 10/11/2020

  • Những cột điện “nở hoa” sáng bừng xứ Thanh

    Những cột điện “nở hoa” sáng bừng xứ Thanh

    11:00, 14/10/2020

KIỀU PHIÊN