Khởi động nhiều dự án giao thông quan trọng tại vùng ĐBSCL

NINH THỚI 17/02/2021 14:43

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết để tháo điểm nghẽn về hạ tầng giao thông cho vùng ĐBSCL, trong năm 2021 sẽ khởi động nhiều dự án giao thông quan trọng tại đây.

Cụ thể, tiếp tục đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 2.226 tỷ đồng cho dự án Luồng cho tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu (giai đoạn 2); 1.335 tỷ đồng nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn 2; 1.687 tỷ đồng cho dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn từ thị xã Ngã Bảy-Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng và tiếp tục thực hiện dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.

Kênh Chợ Gạo-tuyến giao thông thủy huyết mạch nối liền Miền Tây và các thương cảng TP.Hồ Chí Minh thường xuyên bị ùn tắt vì chưa được mở rộng, độ tĩnh không cầu không đảm bảo cho tàu trọng tải lớn lưu thông.

Kênh Chợ Gạo-tuyến giao thông thủy huyết mạch nối liền Miền Tây và các thương cảng TP.Hồ Chí Minh thường xuyên bị ùn tắt vì chưa được mở rộng, độ tĩnh không cầu không đảm bảo cho tàu trọng tải lớn lưu thông.

Năm 2021, Bộ GTVT dự kiến đưa vào khai thác 7 dự án thuộc khu vực phía Nam, với các dự án lớn có thể kể đến như: Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và năm dự án thuộc danh mục các dự án cấp bách vốn 15.000 tỷ đồng (QL30 Cao Lãnh - Hồng Ngự; QL57 Đình Khao - Mỏ Cày; QL53 Trà Vinh - Long Toàn; Quản Lộ - Phụng Hiệp; 4 cây cầu trên QL1 qua Tiền Giang).

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách với trách nhiệm là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ GTVT cũng sẽ cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các dự án đầu tư theo phương thức đối tác Công-Tư (PPP).

 “Với Luật Đầu tư theo phương thức PPP vừa được Quốc hội thông qua hồi tháng 6/2020 có hiệu lực từ 1/1/2021, có rất nhiều tiến bộ so với các quy định trước đây.Chúng tôi đang tham mưu Chính phủ đưa ra các văn bản dưới luật làm sao áp dụng cho từng khu vực.

Đơn cử, hiện Luật PPP quy định hạn mức Nhà nước tham gia trong dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư dự án, còn lại huy động vốn xã hội hóa. Với quy định này, nếu áp quy định nêu trên cho khu vực ĐBSCL sẽ khó kêu gọi nhà đầu tư tư nhân bởi vì khu vực này nền đất rất yếu, cần xây dựng nhiều cầu, chi phí đầu tư lớn… Vì vậy, chúng tôi đang đề xuất cơ chế đặc thù cho khu vực này.

Ngoài ra, Bộ GTVT đang tham mưu Chính phủ ban hành cơ chế cho doanh nghiệp dự án tiếp cận vốn để họ hình thành các Tổng công ty, Tập đoàn mạnh, đủ sức đầu tư các công trình lớn”, Bộ trưởng Thể cho biết. 

Có thể bạn quan tâm

  • Xâm nhập mặn tại ĐBSCL có thể cao hơn trung bình nhiều năm

    Xâm nhập mặn tại ĐBSCL có thể cao hơn trung bình nhiều năm

    15:31, 04/02/2021

  • Đại hội XIII: Kỳ vọng sự phát triển thịnh vượng của vùng ĐBSCL

    Đại hội XIII: Kỳ vọng sự phát triển thịnh vượng của vùng ĐBSCL

    07:45, 25/01/2021

  • Xuất khẩu năng lượng vùng ĐBSCLp/Kỳ I: Tiềm năng dồi dào

    Xuất khẩu năng lượng vùng ĐBSCL Kỳ I: Tiềm năng dồi dào

    14:39, 08/01/2021

  • “Đòn bẩy” ĐBSCL

    “Đòn bẩy” ĐBSCL

    13:30, 08/01/2021

NINH THỚI