Tiền Giang tăng cường độ phủ vaccine
Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang tập trung rất cao cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện các chiến dịch tầm soát COVID-19 trên diện rộng.
Tại buổi làm việc với UNBD tỉnh Tiền Giang mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, độ phủ vaccine mũi 1 đạt 18,1% và 1,63% mũi 2 như hiện nay là quá thấp, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ để Tiền Giang cố gắng phủ mũi 1 đạt 80 – 90% dân số nhằm sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo số liệu từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống COVID-19 tỉnh Tiền Giang, trong 15 ngày tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội, từ ngày 31-8 đến ngày 15-9, toàn tỉnh ghi nhận 2.482 ca F0, số ca mắc mỗi ngày trung bình dao động từ 130 - 140 ca, giảm hơn 100 ca so với trung bình của 15 ngày trước đó. Về khu vực phát hiện, số F0 phát hiện trong cộng đồng giảm 77,7%, số ca mắc trong khu cách ly giảm 15,4% và trong khu phong tỏa giảm 22,2%. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng giảm dần, các chuỗi ca bệnh cơ bản đã được khoanh vùng, truy vết, phong tỏa và xử lý; tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát tốt.
Bảo vệ “vùng xanh”
Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: Thời gian qua, tỉnh tập trung rất cao cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tiền Giang đã thực hiện các chiến dịch tầm soát COVID-19 trên diện rộng. Trước khi thực hiện các chiến dịch tầm soát COVID-19 trên diện rộng, tỉnh có 03 đơn vị cấp huyện có nguy cơ rất cao, 06 đơn vị nguy cơ cao. Tuy nhiên, qua 2 đợt tầm soát, đến ngày 09/9, tỉnh chỉ còn có 01 đơn vị cấp huyện có nguy cơ rất cao là TP Mỹ Tho, 03 đơn vị có nguy cơ cao và 03 đơn vị có nguy cơ. Theo đánh giá của Đoàn công tác của Bộ Ytế tại tỉnh Tiền Giang, đến ngày 15/9, trên địa bàn tỉnh không còn huyện có nguy cơ rất cao.
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng chống COVID-19, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang đã thông qua kế hoạch kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh từ ngày 16/9 đến ngày 15/10. Trong kế hoạch này, tỉnh sẽ đặt ra các mục tiêu, biện pháp về y tế kể cả về quản lý Nhà nước. Theo đó, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện tầm soát COVID-19 tạinhững vùng có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ và kể cả vùng bình thường mới. Tỉnh đang triển khai bảo vệ "vùng xanh", khi làm "sạch" đến đâu thì sẽ giữ đến đó. Hiện các ổ dịch mới phát sinh trên địa bàn tỉnh nguyên nhân chủ yếu là do công tácquản lý các tài xế vận chuyển hàng hóa còn chưa tốt, do đó, tỉnh đã chỉ đạo tất cả các đơn vị cấp xã, đặc biệt là tại huyện Chợ Gạo và huyệnChâu Thành phải thực hiện quyết liệt công tác này. Về tiêmvaccine phòngCOVID-19, tỷ lệ tiêm ngừa ở tỉnh còn thấp, tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt khoảng 18%, mũi 2 đạt hơn 1,6%. Hiện tại tỉnh rất cần nguồn vaccine phòngCOVID-19 để trở lại hoạt động trong điều kiện mới, nhất là các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi, Tiền Giang là một trong những tỉnh có số lượng doanh nghiệp lớn nhất khu vực đồng bằng Sông Cửu Long với ổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn gần 6.700 doanh nghiệp. Sau thời gian dài phải tạm ngừng hoạt động hoặc sản xuất, kinh doanh bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang trông chờ ngày mở cửa trở lại.
Đồng bộ 6 giải pháp
Tại buổi làm việc với UNBD tỉnh Tiền Giang mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, trong giai đoạn như hiện nay, tỉnh Tiền Giang cần tập trung 6 nhóm vấn đề để sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch COVID-19.
Thứ nhất, tỉnh cần chú trọng việc xây dựng chi tiết kế hoạch chống dịch và khôi phục, mở cửa trở lại các ngành hàng thiết yếu theo giai đoạn, bắt đầu từ sau 15/9 như một số nơi đang làm.
Thứ hai, một trong những biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 tốt hay không chính là chiến lược xét nghiệm, do đó Sở Y tế tỉnh Tiền Giang phải phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh xây dựng kế hoạch và đưa ra các phương án xét nghiệm sao cho phù hợp và hiệu quả đối với thực tế của địa phương.
Thứ ba, với độ phủ vaccine mũi 1 đạt 18,1% và 1,63% mũi 2 tại Tiền Giang như hiện nay là quá thấp. Do đó, Tiền Giang cần tập trung quyết liệt chiến lược xét nghiệm, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ để Tiền Giang cố gắng phủ mũi 1 đạt 80 – 90% dân số. Do đó, đề nghị tỉnh tập trung thống kê và có văn bản gửi Bộ Y tế để có kế hoạch phân bổ sớm nhất có thể.
Thứ tư, đối với vấn đề về thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, hiện nay số lượng bệnh nhân F0 đã giảm, do vậy với các F0 có triệu chứng nhẹ vừa vào các cơ sở cách ly tập trung tỉnh cần cố gắng hỗ trợ gói thuốc nâng cao sức khỏe, cho người bệnh, gói thuốc có thể sử dụng từ 5-7 ngày để bệnh nhân có thể sử dụng nâng cao thể trạng.
Thứ năm, Tiền Giang cũng cần xem xét, đưa vào áp dụng các trạm y tế lưu động, tổ y tế lưu động và đề nghị cần tổ chức mô hình này ở những nơi nguy cơ rất cao và cao, đông dân cư, có số lượng F0 nhiều. Các tổ này vừa hỗ trợ trạm y tế phường/xã, vừa đáp ứng yêu cầu cấp thiết của bệnh nhân tại nhà, đồng thời, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân có bệnh mãn tính trên địa bàn.
Thứ sáu, Tiền Giang có thể mở rộng thêm một số vùng phong tỏa có nguy cơ cao và thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16+. Đồng thời, tỉnh cần thường xuyên tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ để nâng cao năng lực điều trị; và sẵn sàng các phương án, xây dựng các kịch bản để kịp thời đối phó với mọi tình huống dịch COVID-19 có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm