Quảng Ninh tạo sức bật từ chuyển đổi số

VIỆT NGA 12/05/2022 13:27

Tỉnh Quảng Ninh đang tích cực chuyển đổi số nhằm trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện, từng bước thúc đẩy tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược.

>>Quảng Ninh: Tiếp tục tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài

 Quảng Ninh sẽ xây dựng được trụ cột kinh tế số, qua đó tiến nhanh, chắc trên hành trình chuyển đổi số toàn diện.

Quảng Ninh sẽ xây dựng được trụ cột kinh tế số, qua đó tiến nhanh, chắc trên hành trình chuyển đổi số toàn diện.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quyết tâm đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về chuyển đổi số trong cả ba lĩnh vực là chính quyền số - kinh tế số - xã hội số.

Ba trụ cột chuyển đổi số

Theo ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, tỉnh đã xây dựng Đề án và ban hành Nghị quyết của ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số toàn diện tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 đã và đang được triển khai xây dựng với ba trụ cột chính là Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số. Trong đó, kinh tế số được xác định là đột phá, cần được tập trung lãnh đạo chỉ đạo hoàn thành với mục tiêu đặt ra đến năm 2025, kinh tế số phải đạt 220% GRDP và đến năm 2030 đạt 30% GRDP của tỉnh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

Tỉnh xác định mục tiêu xây dựng số an toàn, nhân văn dựa trên ba trụ cột là thiên nhiên – văn hoá – con người để hình thành công dân số - xã hội số, từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của tỉnh, đồng thời đảm bảo an toàn an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh và chủ quyền số quốc gia.

Từ nền tảng của Chính quyền điện tử, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt và bắt tay vào triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh. Đến nay, những tiện ích nền tảng của thành phố thông minh đã thành hình và từng bước hoàn thiện.

>>PCI 2021: Quảng Ninh chia sẻ kinh nghiệm đứng đầu lần thứ 5 liên tiếp

>>Quảng Ninh: Tạo “bệ phóng” phát triển năng lượng sạch

Từng bước hình thành nền kinh tế số

Một số những thành công bước đầu trong quá trình chuyển đổi số ở Quảng Ninh có thể kể đến như Trung tâm phục vụ hành chính công, giúp người dân và doanh nghiệp ngồi ở nhà cũng có thể thực hiện được các thủ tục hành chính, hay Cổng dịch vụ công – giao tiếp trực tiếp giữa người dân, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Với Cổng này, Chủ tịch tỉnh ngồi ở phòng làm việc có thể truy cập vào hệ thống và biết được quy trình, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp từ cấp xã trở lên. Người dân và doanh nghiệp cũng có thể xem được hồ sơ của mình được giải quyết đến đâu.

Có thể thấy rằng, việc chuyển đổi số trên địa bàn Quảng Ninh đã đạt được những thành quả nhất định. Về chính quyền số, tính đến cuối tháng 4/2022, Quảng Ninh đã cung cấp được 1.712 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong tổng số 1.832 thủ tục hành chính (TTHC) trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; đồng thời đã kết nối 1.180 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh ngày càng tăng, đến cuối tháng 4/2022 đạt 60% trong tổng số hồ sơ.

Cùng với đó, Cổng dịch vụ công của tỉnh cũng duy trì ổn định việc kết nối với hệ thống giám sát giải quyết TTHC của Văn phòng Chính phủ. Trung bình mỗi ngày, tỉnh đồng bộ gần 10.000 hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Tiếp tục tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài

    Quảng Ninh: Tiếp tục tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài

    01:02, 09/05/2022

  • Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất nhập khẩu vùng biên

    Quảng Ninh: Đảm bảo an toàn cho hoạt động xuất nhập khẩu vùng biên

    02:06, 04/05/2022

  • Quảng Ninh nỗ lực thu hút dòng vốn FDI

    Quảng Ninh nỗ lực thu hút dòng vốn FDI

    18:18, 02/05/2022

VIỆT NGA