Hải Dương: Gỡ “nút thắt” trong tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP cho Doanh nghiệp
Gỡ nút thắt trong cơ chế xây dựng vùng sản xuất an toàn, phát triển các chuỗi cung ứng để hạn chế đặc thù mùa vụ tăng cường liên kết vùng, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP.
>>>Hải Dương: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc cuối năm
Đó là những đề nghị mà các doanh nghiệp nông sản tại Hải Dương về những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP trên địa bàn. Các doanh nghiệp đề nghị chính quyền, cơ quan chuyên môn có giải pháp, cơ chế trong xây dựng vùng sản xuất an toàn, phát triển các chuỗi cung ứng để hạn chế đặc thù mùa vụ của ngành nông nghiệp. Ngoài ra, cần tăng cường liên kết vùng, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Về vấn đề này, bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám Đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Hải Dương cho biết, hiện nay các chính sách của Hải Dương tập trung chính cho việc sản xuất an toàn, đồng thời đi đầu trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống kiểm dịch; tăng cường triển khai hỗ trợ cấp mã số vùng trồng đảm bảo an toàn, truy xuất nguồn gốc, bao bì nhãn mác cho doanh nghiệp và bà con.
Bên cạnh đó, về tăng cường liên kết vùng tỉnh thường xuyên, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham hội trợ các tỉnh như Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn La… Thời gian tới tỉnh sẽ tập trung đến những sản phẩm lớn, diện tích lớn, tác động đến nhiều người nông dân để tập trung hỗ trợ quảng bá. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.
Đẩy mạnh các hoạt động thương mại tiêu thụ nông sản, quan tâm thương mại quốc tế; xây dựng các sàn giao dịch nông sản hiệu quả; đặc biệt quan tâm đầu tư kết nối thương mại điện tử cho người dân. Về cơ chế vùng sản xuất an toàn, thì cứ là một chủ thể được Nhà nước hỗ trợ, tỉnh bám vào cơ chế của nước, chứ chưa có chính sách cụ thể, bà Kiểm cho biết thêm.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Hồ Việt Hoàng - GĐ HTX Hoàng Long Phát chia sẻ: thời gian qua HTX được tỉnh và thành phố Hải Dương nhiệt tình hỗ trợ xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm kết nối cung cầu mở rộng thị trường các sản phẩm nông sản ra nước ngoài. Bên cạnh đó còn hỗ trợ các sản phẩm OCOP sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, các sản phẩm, hàng hóa an toàn, đạt chất lượng. Thời gian tới rất mong tỉnh, thành phố quan tâm hỗ trợ thêm cho HTX trong áp dụng công nghệ và xúc tiến đầu tư.
Cùng quan điểm, bà Ngô Thị Thu Hồng - Tổng giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam chia sẻ: thời gian qua doanh nghiệp được tỉnh hỗ trợ theo NĐ 98/2018 NĐ-CP của Chính phủ như, hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết, hạ tầng phục vụ liên kết, khuyến nông, đào tạo, tập huấn…Hiện tại chúng tôi đang tham gia 4 chuỗi liên kết tại Hải Dương, ký hợp đồng với các HTX để xây dựng vùng an toàn. Khi tham gia chuỗi liên kết này cả doanh nghiệp và người nông dân được hỗ trợ của Nhà nước.
Ameii xác định mục tiêu lâu dài là xây dựng những vùng nguyên liệu chất lượng và tạo ra mối liên kết bền vững với bà con nông dân. Chính vì thế chúng tôi rất cần tỉnh tháo gỡ khó khăn về vốn, kết nối xúc tiến đầu tư, cơ chế chính sách về vùng sản xuất an toàn. Từ đó Ameii đưa được nhiều nông sản của tỉnh như: vải thiều, nhãn, cà rốt, bắp cải, củ sả, lá nếp, lá chuối, chuối… đến với khách hàng trên thế giới, bà Hồng chia sẻ.
Đại diện lãnh đạo thành phố Hải Dương cho biết: Trong năm 2022, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao. Thành phố cũng tập trung xây dựng nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm (OCOP), đảm bảo đúng định hướng phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch. Thành phố Hải Dương hiện là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP nhất tỉnh với 53 sản phẩm đã được xếp hạng. Trong đó 34 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 19 sản phẩm đạt OCOP 3sao và 1 sản phẩm đang đề nghị TW xếp hạng 5 sao. Mặc dù có nhiều lợi phát triển nhưng hiện tại các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm OCOP của thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn trong kết nối tiêu thụ.
Bên cạnh đó, để xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng của tỉnh, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp cận với thị trường; đồng thời kết nối các sản phẩm OCOP và nông sản an toàn chất lượng của tỉnh với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Chi cục đã phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố Hải Dương, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện: Thanh Miện, Gia Lộc, Kim Thành, Ninh Giang tiến hành khảo sát thực tế tại các cửa hàng đã đăng ký đề nghị hỗ trợ một phần kinh phí mở cửa hàng để lựa chọn, xem xét quyết định và triển khai hỗ trợ theo quy định.
Với định hướng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đô thị loại I và phát triển nông nghiệp ven đô nhằm tạo vành đai xanh khắc phục bất cập của đô thị hoá, công nghiệp hoá. Thời gian tới Hải Dương xây dựng những vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP; khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà máy bảo quản, chế biến nông sản; tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và người dân để tạo ra sản phẩm giá trị. Đồng thời tích cực ứng dụng khoa học-công nghệ, chuyển đổi số, lựa chọn mô hình sản xuất tiên tiến, hiện đại phù hợp điều kiện sản xuất...
Trước đó, Phó Thủ tướng - Lê Văn Thành cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc giúp việc tiêu thụ nông sản thuận lợi; nâng cao năng lực hệ thống kiểm dịch; tăng cường triển khai hỗ trợ cấp mã số vùng trồng đảm bảo an toàn, truy xuất nguồn gốc; phối hợp với lực lượng hải quan, biên phòng chủ động trao đổi thông tin về yêu cầu nhập khẩu đối với các lô hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng số lượng, chủng loại trái cây xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm