Thái Bình: Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch
Thái Bình xác định, phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2022 - 2025 đến năm 2030 gắn với du lịch, phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn và bền vững.
>>Thái Bình: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng khu công nghiệp Liên Hà Thái
Là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng về nông nghiệp với các vùng nguyên liệu đang phát triển mạnh. Sở NN&PTNT Thái Bình đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án Tái cơ cấu ngành NN tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu: Tái cơ cấu ngành NN để nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp; Bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho người nông dân ở khu vực nông thôn. Mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng toàn ngành trung bình giai đoạn 2021 – 2025 đạt 2,1%/năm.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp
Đẩy mạnh nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản, kết nối bền vững các chuỗi giá trị trong, ngoài tỉnh và toàn cầu, tạo sức bật và đem lại sự đột phá mới trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.
Bên cạnh đó, đã hình thành các mô hình tập trung, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn gắn với tiêu thụ nông sản, tập trung theo hình thức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ giữa Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Hầu hết các mô hình đều được đánh giá có hiệu quả hơn từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất thông thường khi chưa được tích tụ, tập trung.
>>Thái Bình: Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm
Đến nay, đã có 373 doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm 7,6% tổng doanh nghiệp toàn tỉnh. Tiếp tục thu hút một số doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, như: Dự án đầu tư Dự án trồng rau xuất khẩu của Tập đoàn TH; Dự án nuôi Tôm công nghệ cao của Tập đoàn Geleximco... nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản của tỉnh như: CTCP Tập đoàn ThaiBinhSeed, CTCP TM Tổng hợp Toan Vân, CTCP Hải sản Thái Bình, CTCP XNK Thực phẩm Thái Bình, CTCP Chế biến nông sản TMDV Thanh Nhàn,...
Thái Bình đã ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ tích tụ tập trung đất đai; hỗ trợ người dân mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...; hỗ trợ đối với các sản phẩm, ngành hàng quan trọng của tỉnh.
Cùng với đó, phong trào thi đua xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh phát triển khá đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Thái Bình hiện có 100% số xã đạt chuẩn NTM, 7 huyện và TP. Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ NTM; có 25 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, có thêm 5 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao 2022; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận “Tỉnh Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2020”. Trên địa bàn tỉnh có 64 sản phẩm OCOP đạt 4 sao và 3 sao). Đây là điều kiện nền tảng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, tỉnh Thái Bình nói chung.
Lợi ích đa chiều
Với thế mạnh và tiềm năng của địa phương, Thái Bình xây dựng Đề án Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022 - 2025 và đến năm 2030. Đề án xác định mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 80 - 85 điểm sản xuất nông nghiệp có nét đặc trưng riêng về chất lượng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa phục vụ du lịch. Theo đó, mỗi huyện, thành phố có từ 2 điểm trở lên được chứng nhận là điểm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đơn cử như xây dựng mô hình sản xuất muối Diêm Điền chất lượng cao gắn với di tích Phủ Bà Chúa muối tại xã Thụy Hải, Thái Thụy để thu hút các hoạt động du lịch.
>>Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình: Đại hội đại biểu lần thứ IV nhiệm kỳ 2022- 2027
Tỉnh sẽ thành lập từ 3 - 5 HTX nông nghiệp sản xuất, tiêu thụ nông sản gắn với hoạt động du lịch; 15 - 20 doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Tỉnh phấn đấu 50% điểm nông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch ứng dụng kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số… đồng thời xây dựng các Trung tâm giới thiệu nông sản và tiếp đón du khách.
Mỗi sản phẩm nông nghiệp, nông thôn sẽ hướng tới phục vụ du lịch với những vùng sản xuất nông nghiệp cao, nông nghiệp sinh thái, gắn với thăm quan làng nghề, du lịch tâm linh, rừng ngập mặn theo tuyến đường bộ từ Đền thờ Bác Hồ đến rừng ngập mặn Thái Thụy, Tiền Hải và Khu du lịch sinh thái cồn Đen.
Với lợi thế, tiềm năng và sự quyết tâm phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, nông nghiệp phải là nền tảng để khai thác, phát triển du lịch. Nông thôn Thái Bình tiếp tục là nơi đáng sống, là chốn đi về của bao người con quê hương, là nơi đáng được đến nghỉ ngơi, thăm quan trải nghiệm của du khách trong nước và quốc tế.
Có thể bạn quan tâm