Kon Tum: Gỡ khó cho doanh nghiệp khoáng sản

MAI CHIẾN 17/05/2023 11:50

Tỉnh Kon Tum vừa tổ chức đối thoại với 46 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác khoáng sản liên quan đến khó khăn, vướng mắc, thủ tục pháp lý và tiến độ thực hiện tại các điểm mỏ.

>>Nghệ An: Bất lực trước “công trường” khai thác khoáng sản trái phép?

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn

Đây là những doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở hai tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai. Các điểm mỏ, điểm gia hạn, mỏ điều chỉnh giấy phép gặp nhiều khó khăn.

Một ví dụ thực tế vừa qua tại tỉnh Kon Tum, doanh nghiệp Tư nhân Trần Tường Vũ  có địa chỉ tại Thôn 8, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, bị đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh xác định chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn với tổng diện tích 8.508,6m2 (0,85 ha). Mặc dù đất nằm trong tổng diện tích 41.000m2 được cấp phép để khai thác cát, tuy nhiên đoàn kiểm tra liên ngành xác định, diện tích đất bị chiếm chưa được hoàn thành các thủ tục thuê đất và kéo dài từ ngày 03 tháng 3 năm 2017 đến ngày 20 tháng 7 năm 2021.

Chú thích ảnh:Diện tích đất phải thuê nhưng doanh nghiệp vì xác định sai loaị đất mà phải nộp phạt hơn 300 triều đồng.

Diện tích đất phải thuê nhưng doanh nghiệp vì xác định sai loaị đất mà phải nộp phạt hơn 300 triều đồng.

Theo lý giải của ông Trần Tường Vũ, chủ doanh nghiệp thì đây là mỏ cát được mua lại từ một doanh nghiệp khác. Sau khi mua thì được gia hạn lần thứ nhất, chỉ đến khi làm thủ tục gia hạn lần thứ hai thì hành vi vi phạm mới bị phát hiện và UBND tỉnh Kon Tum xử phạt gần 350 triêu đồng đối với doanh nghiệp này.

Trả lời phóng viên, ông Trần Tường Vũ – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Trần Tường Vũ cho hay: “Chúng tôi mua lại mỏ cát này từ năm 2016, tuy nhiên diện tích 8.508,6m2 này trước kia được xác định là diện tích lòng hồ thuỷ lợi nên không làm thủ tục thuê đất. Bây giờ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh không đồng ý thì chúng tôi phải chấp hành nộp phạt.”

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại huyện Đăk Tô còn có mỏ đá thôn 1, xã Tân Cảnh do Công ty TNHH Một thành viên 501.1 làm chủ đến nay hơn 3 năm vẫn chưa được hoàn thiện các hồ sơ pháp lý. Tại huyện Kon Rẫy mỏ cát được cấp trùng lặp với 1/2 diện tích của đơn vị quốc phòng.

Tại huyện Ngọc Hồi, mỏ khai thác được đấu giá lại nằm trên diện tích có cây xanh dẫn đến các doanh nghiệp không thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý theo quy định. Ngoài ra, thực tế diễn ra nhiều điều bất hợp lý như việc đấu nối đường giao thông với mỏ cũng trở nên khó khăn với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có điểm mỏ phải đi thuê đất, đo đạc vẽ lại quy hoạch. Đây là những rắc rối liên quan đến việc hoàn thiện hồ sơ quản lý đối với các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân khai thác cát nói riêng và khoáng sản nói chung trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Giải pháp của địa phương thế nào?

Mới đây, ngày 10/05, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chủ trì cùng các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Cục Thuế tỉnh cùng lãnh đạo các địa phương trong tỉnh đã thực hiện đối thoại với 46 doanh nghiệp.

Nội dung đối thoại liên quan đến khó khăn, vướng mắc, tiến độ thực hiện thủ tục pháp lý các điểm mỏ trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản, tại các điểm mỏ gia hạn, điểu chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, ông Lê Ngọc Tuấn yêu cầu: “Trước khi đưa đấu giá, phải rà soát lại quy hoạch. Nếu không phù hợp với quy hoạch, quốc phòng an ninh làm sao đấu giá, nếu đấu giá rồi mà mới làm điều đó là vô lý”.

1.Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Kon Tum đang gặp nhiều khó khăn về thủ tục quản lý hoàn thiện hồ sơ.

Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Kon Tum đang gặp nhiều khó khăn về thủ tục quản lý hoàn thiện hồ sơ.

Tại buổi đối thoại đã tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp về công tác quy hoạch, đấu giá, quản lý cấp phép hoạt động khoáng sản, cùng những tồn tại, bất cập trong công tác xử lý, phối hợp xử lý của các đơn vị chức năng khi giải quyết hồ sơ của các doanh nghiệp. Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính, sớm đưa các dự án khai thác khoáng sản vào hoạt động sản xuất.

Yêu cầu các sở, ban ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tuyệt đối không làm phát sinh thủ tục, chi phí, thời gian không cần thiết. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Trong cuộc họp này, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cũng phê bình Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác phối hợp còn để xảy ra tình trạng chậm trễ khi giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và kinh doanh. Yêu cầu các đơn vị rút kinh nghiệm khi giải quyết kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp kịp thời. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Kon Tum: Dừng công trình trăm tỷ để đền bù

    Kon Tum: Dừng công trình trăm tỷ để đền bù

    11:28, 17/05/2023

  • Kon Tum: Dự án ngàn tỷ thành phế tích

    Kon Tum: Dự án ngàn tỷ thành phế tích

    12:22, 08/04/2023

  • Kon Tum: Nhiều dự án chậm triển khai đối mặt với nguy cơ thu hồi

    Kon Tum: Nhiều dự án chậm triển khai đối mặt với nguy cơ thu hồi

    10:16, 22/02/2023

MAI CHIẾN