Là dự án ngàn tỷ, tuy nhiên đến nay dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Kon Tum đã để lại nhiều nuối tiếc cho người dân địa phương.
>>Hoang tàn ở hai bệnh viện nghìn tỷ...
Những năm 2000, dự án do Tổng Công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án nhà máy sản xuất bột giấy quy mô lớn được xếp vào nhóm A với công suất giai đoạn đầu 130.000 tấn/năm, sử dụng đất trên diện tích 157 ha tại thị trấn Đắc Tô, huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum. Dự án được đầu tư bằng vốn vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và vốn tự có của Tổng Công ty.
Đến năm 2009, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai tiếp quản dự án từ Tổng Công ty Giấy Việt Nam và khởi công xây dựng lại vào đầu năm 2010. Dự án được điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 1.896 tỷ đồng và diện tích đất lên 160 ha.
Năm 2012 UBND tỉnh Kon Tum đã cấp lại giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai. Dự án cũng được điều chỉnh công suất sản xuất bột giấy là 100.000 tấn/năm và giấy là 200.000 tấn/năm.
Đến nay dự án đã được UBND tỉnh Kon Tum cho phép gia hạn thêm 3 lần nữa vào các năm 2015, 2017 và 2020.
Chính quyền địa phước xác định chủ đầu tư là “Người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất” để tiến hành thu hồi.
Ông Đặng Hoàng Nam – Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, cho hay quá trình thự hiện dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum đã có 5 lần thay đổi chủ trương đầu tư, thời gian và tiến độ thực hiện, tổng thời gian giãn tiến độ so với lần đầy là khoảng 10 năm. Đến nay, Nhà đầu tư tiếp tục đề nghị giãn tiến độ đến hết tháng 4/2024.
“Qua đối chiếu các quy định của pháp luật và qua quá trình triển khai thực hiện dự án từ khi Nhà đầu tư được cấp chủ trương đầu tư lần đầu vào năm 2009 đến nay, UBND huyện không thống nhất với việc Nhà đầu tư đề nghị tiếp tục giãn tiến độ thực hiện dự án đến tháng 4/2024”, ông Nam thông tin thêm.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã có đơn khiếu nại đến Bộ Tài nguyên và Môi trường nên Ban quản lý khu kinh tế tỉnh thống nhất chưa nhận bàn giao đất trên thực địa.
Khi hinh thành dự án, Kon Tum hy vọng sẽ giải quyết việc làm cho hàng người dân, đồng thời đóng góp ngân sách địa phương. Hàng ngàn tấn máy móc đã được đưa về đây, nhưng đến nay dự án lại trở thành bãi chứa phế liệu làm xót xa tiền của, khiến ai cũng đau lòng.
Có thể bạn quan tâm