Hưng Yên: Tăng cường kiểm tra các bến khách ngang sông

MINH HUỆ 30/05/2023 00:15

Hiện nay, toàn tỉnh Hưng Yên có 15 bến khách ngang sông đang hoạt động trên hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Luộc. Trong đó, nhiều bến khách có lưu lượng người và phương tiện qua lại đông.

>>>Hưng Yên: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tăng cường kiểm tra...

Tỉnh Hưng Yên hiện có 2 sông lớn thuộc hệ thống đường thủy nội địa quốc gia là sông Hồng, sông Luộc và nhiều tuyến sông nội đồng như: Sông Cửu An, sông Tranh, sông Kim Sơn… Dọc các tuyến sông hiện nay có 15 bến khách ngang sông đang hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại của nNhân dân. Để chuẩn bị tốt cho việc đi lại của người dân, góp phần bảo đảm trật tự ATGT đường thuỷ, mới đây Sở Giao thông vận tải (GTVT) thành lập đoàn kiểm tra hoạt động của các bến khách ngang sông trên toàn địa bàn tỉnh nơi có bến khách ngang sông đi qua.

Hiện nay, toàn tỉnh Hưng Yên có 15 bến khách ngang sông đang hoạt động chủ yếu trên hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Luộc

Hiện nay, toàn tỉnh Hưng Yên có 15 bến khách ngang sông đang hoạt động chủ yếu trên hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Luộc

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT): Tại kết quả kiểm tra, tại một số bến khách ngang sông vẫn còn tình trạng vi phạm các quy định về vận tải đường thủy nội địa như, tình trạng vi phạm chở quá số người theo quy định, giấy phép hoạt động một số bến đã hết hạn hoặc sử dụng phương tiện hết hạn đăng kiểm.

Các lỗi vi phạm như: Hành khách không mặc áo phao hoặc không cầm dụng cụ nổi khi sang sông; chủ phương tiện cất giữ áo phao, dụng cụ nổi ở nơi không thuận tiện, khó lấy trong tình huống cấp bách diễn ra phổ biến ở hầu hết các phương tiện đò, phà. Bên cạnh đó, ý thức của nhiều người dân tham gia giao thông tại các bến chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn, đặc biệt trong mùa mưa, bão.

Trong đó, bến khách ngang sông Phù Sa - xã Đại Tập - Khoái Châu đã hết hạn hoạt động từ ngày 1/1/2023 nhưng vẫn hoạt động, chưa chấp hành theo chỉ đạo của Sở GTVT và cơ quan chức năng yêu cầu dừng hoạt động và thực hiện thủ tục cấp phép (công bố) hoạt động theo quy định; bến khách ngang sông Võng Phan - xã Tống Trân - Phù Cừ chưa thực hiện niêm yết bảng nội quy, bảng giá vé.

Bến khách ngang sông Mai Động - Kim Động chưa bảo đảm các quy định về hệ thống biển báo hiệu, vạch sơn kẻ đường, hàng rào chắn, điểm quay đầu xe, tời cứu hộ... Sở GTVT đã yêu cầu các bến khách ngang sông chưa bảo đảm các quy định về hoạt động vận tải đường thủy nội địa khẩn trương khắc phục.

Lực lượng Thanh tra giao thông (Sở GTVT) kiểm tra hoạt động bến khách ngang sông Mai Độngp/- Kim Động (ảnh Báo Hưng Yên)

Lực lượng Thanh tra giao thông (Sở GTVT) kiểm tra hoạt động bến khách ngang sông Mai Động - Kim Động (ảnh Báo Hưng Yên)

Giải quyết triệt để

Theo ông Nguyễn Đức Đoàn - Trưởng phòng Quản lý vận tải và phương tiện cho biết: Đối với bến Phù Sa, Sở GTVT đã có văn bản đề nghị Sở GTVT thành phố Hà Nội chỉ đạo phòng chuyên môn, lực lượng chức năng đề nghị chủ bến khách ngang sông đối lưu với bến khách ngang sông Phù Sa không thực hiện tiếp nhận, đón, trả khách để vận chuyển đối lưu (và ngược lại) với bến Phù Sa cho đến khi bến Phù Sa được gia hạn hoạt động bến thủy nội địa theo quy định.

Đề nghị UBND huyện Khoái Châu chỉ đạo lực lượng chức năng và UBND xã Đại Tập tập trung, chịu trách nhiệm xử lý dứt điểm đối với việc hoạt động vận tải ngang sông không phép vi phạm kéo dài; có biện pháp mạnh để ngăn chặn vi phạm tái diễn của chủ bến và yêu cầu chủ bến dừng ngay hoạt động cho đến khi được gia hạn hoạt động bến thủy nội địa theo quy định… 

Bên cạnh đó, quá trình kiểm tra, Sở GTVT cũng yêu cầu các chủ bến khách ngang sông thường xuyên kiểm tra các biển báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa, hố thế, neo cáp, sửa chữa phao, phà; đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ theo quy định, bổ sung phao cứu sinh, cáp, vật tư dự phòng.

Đặc biệt lưu ý các phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai phải được triển khai, chuẩn bị chu đáo, không lơ là, chủ quan, chú ý đến phương tiện, cơ sở vật chất, kiểm tra, sửa chữa kịp thời để sẵn sàng ứng phó, bảo đảm tuyệt đối an toàn khi mùa mưa bão đến và thực hiện nhiệm vụ. 

Sở GTVT chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các bến khách ngang sông. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề: Bến phải có giấy phép hoạt động còn hiệu lực, phải có báo hiệu thông báo bến; phương tiện phải có đăng ký hành chính, đăng kiểm kỹ thuật còn hiệu lực, có đủ trang thiết bị nổi an toàn; thuyền viên, người lái phải có đủ giấy chứng nhận khả năng chuyên môn theo quy định…

Lực lượng chức năng kiểm tra, tuyên truyền người dân mặc áo phao và sử dụng dụng cụ nổicá nhân tại bến phà Phương Trù, xã Tứ Dânp/- Khoái Châu (ảnh báo Hưng Yên)

Lực lượng chức năng kiểm tra, tuyên truyền người dân mặc áo phao và sử dụng dụng cụ nổicá nhân tại bến phà Phương Trù, xã Tứ Dân - Khoái Châu (ảnh báo Hưng Yên)

Kiên quyết đình chỉ hoạt động bến khi không đủ điều kiện an toàn; đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng, UBND các xã, thị trấn có bến khách ngang sông tăng cường kiểm tra điều kiện hoạt động của bến theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa và những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng của Sở GTVT có kế hoạch kiểm tra, nhắc nhở chủ phương tiện bảo đảm ATGT đối với các bến. 

Ông Trần Thế Hoàng - Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết: Trong thời gian tới, Sở GTVT tích cực phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp, tổ chức thực hiện các đợt kiểm tra liên ngành giải quyết các vấn đề gây mất trật tự ATGT đường thủy của tỉnh; tiếp tục rà soát, thống kê các tồn tại, hạn chế, bất cập trên hệ thống các sông để có phương án xử lý.

Được biết, để bảo đảm an toàn giao thông tại các bến khách ngang sông, phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân qua sông thuận lợi tại các bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh, hạn chế thấp nhất nguy cơ tai nạn giao thông đường thủy, Sở Giao thông vận tải đã yêu cầu các bến khách ngang sông khắc phục những vi phạm, chấp hành quy định về hoạt động vận tải ngang sông và các quy định khác của pháp luật có liên quan; tập huấn cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại các bến khách ngang sông về công tác cứu hộ, cứu nạn; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư cần thiết khi có sự cố xảy ra. Cùng với đó, người dân cần nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt là các quy định về việc sử dụng áo phao và các quy tắc an toàn khác khi đi đò, phà nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn đường thủy có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

  • Hưng Yên thu hút gần 3.000 lao động tham gia ngày hội việc làm

    Hưng Yên thu hút gần 3.000 lao động tham gia ngày hội việc làm

    12:29, 22/04/2023

  • Hưng Yên: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    Hưng Yên: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    22:05, 12/04/2023

  • Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên: Giỏi chuyên môn – Sáng y đức

    Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên: Giỏi chuyên môn – Sáng y đức

    13:46, 31/03/2023

MINH HUỆ