Bắc Ninh: Gỡ rào cản “Chi phí không chính thức”
“Chi phí không chính thức” là chỉ số nhạy cảm trong chỉ số thành phần cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này là rào cản lớn trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
>>> Bắc Ninh: đứng nhất cả nước về Chỉ số Chi phí thời gian
NHÌN TỪ THỰC TẾ
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Ngô Tân Phượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã tập trung hoàn thiện cải cách TTHC, nỗ lực xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên, chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh mặc dù có những chuyển biến rõ rệt nhưng chưa ổn đinh, nhiều tiêu chí chưa đáp ứng yêu cầu. Một trong những “rào cản” làm PCI của Bắc Ninh còn ở mức tương đối thấp đến từ chỉ số thành phần CPKCT.
Chỉ số “CPKCT” sử dụng để đo lường các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả các khoản phí không liên quan đến sản xuất, đầu tư. Số liệu PCI năm 20222 do VCCI công bố tỉnh Bắc Ninh chỉ số CPKCT (xếp thứ 44/63 tỉnh, thành phố). Dù địa phương có nhiều lợi thế về lao động, tài nguyên, cơ sở hạ tầng và các chính sách ưu đãi hấp dẫn để kêu gọi đầu tư. CPKCT quá lớn “bủa vây” doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đầu tư, giá thành sản phẩm, việc minh bạch vốn của nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp, gia tăng chi phí của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đầu tư vào địa phương sẽ giảm sút và ngược lại.
Vẫn còn tình trạng CBCC thiếu trách nhiệm; Vai trò của người đứng đầu một số đơn vị và địa phương chưa thật sự quyết tâm trong việc triển khai các giải pháp, phân công, kiểm tra, đôn đốc và mạnh dạn xử lý tiêu cực liên quan đến hoạt động doanh nghiệp; việc theo dõi kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết TTHC đối với CBCC thực thi nhiệm vụ chưa thật sự có hiệu quả…
Đánh giá cao kết quả mà ngành Thanh tra tỉnh đạt được, để nâng cao chỉ số “CPKCT” trong thời gian tới, ông Phượng đề nghị ngành Thanh tra tỉnh cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đảm bảo đúng nội dung, tiến độ, chất lượng các cuộc thanh tra, đổi mới công tác thanh tra hành chính và các cuộc thanh tra đột xuất, chuyên đề theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh; Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho SXKD, bảo đảm an sinh xã hội.
>>> Bắc Ninh: Nâng sức hút với nhà đầu tư
>>> Những “đường băng” giúp Bắc Ninh “cất cánh”
Ông Phượng khẳng định, tỉnh không để xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào những nội dung, lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm dễ xảy ra sai phạm như: Đất đai, xây dựng, tài chính, môi trường; Nâng cao chất lượng các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra, gắn hoạt động thanh tra với giải quyết KN,TC; công tác phòng, CTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua thanh tra, phải xác định rõ trách nhiệm, kiến nghị, xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật.
QUYẾT TÂM CẢI THIỆN CHỈ SỐ CPKCT
Ông Trần Quang Ứng, Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh, trong xu thế phát triển hiện nay, tỉnh nhận thức rất sâu sắc vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương. Xác định cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Tỉnh Bắc Ninh cam kết trong việc cắt giảm các CPKCT cũng như tạo ra sân chơi bình đẳng cho các khu vực kinh tế, là bước đi đúng đắn và hiệu quả góp phần từng bước nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Do vậy, tỉnh đẩy mạnh đơn giản hóa các TTHC, thực hiện công khai, minh bạch, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc các đơn vị, cá nhân tự ý đặt ra các yêu cầu, thủ tục, khoản phí ngoài quy định trong quá trình giải quyết các hồ sơ liên quan buộc người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư phải nộp hay thực hiện.
Đồng thời, tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra nhằm chuẩn hóa đội ngũ CBCC trực tiếp giải quyết các TTHC ở các cấp, các ngành; niêm yết, công khai minh bạch các chủ trương, chính sách, TTHC để các doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận và công khai số điện thoại đường dây nóng để người dân, doanh nghiệp kịp thời phản ánh khi cần thiết.
Tháo gỡ các rào cản của CPKCT vừa nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế vừa tạo dựng hình ảnh môi trương kinh doanh trong sạch và cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào sự năng động, tiên phong và quyết tâm của chính quyền địa phương, sự chuyên nghiệp, mẫn cán của CBCC mà còn cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng doanh nghiệp.
Để cải thiện chỉ số CPKCT nói riêng, chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói chung, một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt có tính chất quyết định là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, gắn trách nhiệm người đứng đầu; xây dựng chính quyền liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH-HĐH; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, chung sức, đồng lòng nâng cao Chỉ số PCI của tỉnh trong các năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Bắc Ninh: Công tác Tư pháp hướng về cơ sở
06:12, 14/07/2023
Những “đường băng” giúp Bắc Ninh “cất cánh”
05:42, 14/07/2023
Bắc Ninh: Nâng sức hút với nhà đầu tư
05:32, 14/07/2023
Bắc Ninh: Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai
05:07, 14/07/2023
Bắc Ninh: đứng nhất cả nước về Chỉ số Chi phí thời gian
04:54, 14/07/2023