Hải Dương: Tháo gỡ khó khăn các dự án chậm tiến độ

THU HÀ 23/07/2023 08:49

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu phương án xử lý theo hướng tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.

>>>Hải Dương: Nhà đầu tư chính của cụm công nghiệp Cao Thắng là ai?

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp với các dự án chậm tiến độ do yếu tố khách quan. Bên cạnh đó, tỉnh cũng quyết liệt, dứt khoát xử lý những dự án chậm triển khai vì lỗi chủ quan, đã được gia hạn tiến độ nhiều lần.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình triển khai thực tế, đối chiếu theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý đối với từng nhóm dự án chậm tiến độ.

Với các dự án chưa được bàn giao đất chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan, gặp vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, thủ tục đất đai hay ảnh hưởng của dịch COVID-19, cơ quan tham mưu đề nghị cho phép các nhà đầu tư lập hồ sơ điều chỉnh tiến độ thực hiện, ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án trước khi trình UBND tỉnh xem xét chấp thuận theo quy định.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu phương án xử lý theo hướng tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu phương án xử lý theo hướng tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.

Các dự án chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan khi nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính, chưa tích cực thực hiện các thủ tục đất đai, ngoài các biện pháp xử lý trên, yêu cầu doanh nghiệp có cam kết bằng văn bản phải tự chấm dứt hoạt động dự án trong trường hợp không bảo đảm tiến độ.

Những dự án đã được bàn giao đất nhưng chậm triển khai đầu tư cần xem xét mốc thời gian giao đất để có căn cứ, cơ sở xử lý. Dự án bàn giao đất trước ngày 1.1.2019 song nhà đầu tư để hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên, làm xấu môi trường đầu tư của tỉnh cần thanh tra toàn diện, xem xét thu hồi đất.

Các dự án giao đất sau ngày 1/1/2019, chưa triển khai thực hiện do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thay đổi quy hoạch, đề nghị cho phép nhà đầu tư điều chỉnh tiến độ thực hiện, giao cấp huyện hướng dẫn, giới thiệu địa điểm mới để di chuyển dự án…

Trước đó, ông Triệu Thế Hùng - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư trong nước, nước ngoài ngoài khu công nghiệp chậm tiến độ, triển khai không bảo đảm quy định. Từ đó xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của nhà đầu tư hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp.

>>>Hải Dương hợp tác Kagoshima (Nhật Bản) để phát triển kinh tế toàn diện

>>>Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong thu hút đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện kiểm tra, rà soát các dự án trên địa bàn Hải Dương có 91 dự án (trong đó có 85 dự án đầu tư trong nước và 6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài).

Thời điểm kiểm tra có 8 dự án đã đầu tư xây dựng hoàn thành và đi vào hoạt động, 6 dự án đang dừng hoạt động. 5 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh tiến độ. 72 dự án còn lại chậm tiến độ triển khai, trong đó có 36 dự án đã được bàn giao đất (19 dự án chưa triển khai hoặc mới san lấp, xây dựng tường bao một phần; 17 dự án nhà đầu tư đã triển khai đầu tư xây dựng và đưa một phần dự án vào hoạt động), còn 36 dự án chậm tiến độ chưa được bàn giao đất (29 dự án vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục về đất đai, 7 dự án do nguyên nhân chủ quan, nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính).

Đơn cử như dự án, Dự án xây dựng bến xe khách phía tây TP Hải Dương của Công ty TNHH Xây dựng Việt Thanh được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 11.2009. Trải qua 3 lần điều chỉnh, thay đổi đến tháng 12.2017, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tháng 11.2019, UBND tỉnh tiếp tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.

Hải Dương tháo gỡ khó khăn các dự án chậm tiến độ

Hải Dương tháo gỡ khó khăn các dự án chậm tiến độ

Dự án có tổng mức đầu tư gần 91 tỷ đồng, sử dụng hơn 16.000m2 đất ở phường Tứ Minh để triển khai xây dựng. Mục tiêu dự án trên là đầu tư xây dựng bến xe khách loại 2, kinh doanh ô tô, xe máy, xăng dầu, xây dựng kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống và cho thuê văn phòng. UBND tỉnh yêu cầu trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư, doanh nghiệp phải đưa dự án vào hoạt động. Tuy nhiên, đến nay đã gần 3 năm nhưng dự án mới chỉ được san lấp mặt bằng, xây dựng lán tạm.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, xử lý vi phạm; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra xử lý vi phạm về đất đai, môi trường và tham mưu cho UBND tỉnh xem xét thu hồi diện tích đất thuê theo quy định đối với các dự án đầu tư đã hoàn thành và đi vào hoạt động nhưng chưa đúng mục tiêu đầu tư được chấp thuận.

Bên cạnh đó, Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho tỉnh có giải pháp để tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai dự án chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan. Đồng thời, tham mưu cho tỉnh xem xét quyết định chấm dứt hoạt động của dự án theo quy định của pháp luật, đối với dự án chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan của chủ đầu tư và các dự án đã gia hạn nhiều lần. Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho tỉnh thu hồi đất của các dự án thu hồi theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: “Bàn giải pháp” để phát triển Du lịch

    Hải Dương: “Bàn giải pháp” để phát triển Du lịch

    22:09, 09/07/2023

  • Hải Dương hợp tác Kagoshima (Nhật Bản) để phát triển kinh tế toàn diện

    Hải Dương hợp tác Kagoshima (Nhật Bản) để phát triển kinh tế toàn diện

    05:34, 12/07/2023

  • Hải Dương: Kỳ vọng trở thành điểm đến của các doanh nghiệp đầu tư trong nước

    Hải Dương: Kỳ vọng trở thành điểm đến của các doanh nghiệp đầu tư trong nước

    02:36, 08/07/2023

THU HÀ