Hà Tĩnh - Nghệ An: Tạo “mắt xích” hệ thống cảng cạn ở tuyến đường huyết mạch nối sang Lào

NGỌC THÁI 28/08/2023 01:52

Các cảng cạn, cụm cảng cạn với công suất khoảng từ 4,29 - 6,2 triệu Teu/năm nằm dọc hành lang vận tải quốc lộ 8, phạm vi quy hoạch cảng cạn gồm Nghệ An và Hà Tĩnh.

Thông tin này vừa được công bố tại Quyết định 979 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một trong những nội dung được giới đầu tư và doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua Lào và ngược lại, logistics…đặc biệt quan tâm và kỳ vọng thời gian tới, khu vực này sẽ hình thành các trục phát triển kinh tế năng động hơn.

Hướng mở từ những IDC

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, theo quy định khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2017/NĐ-CP, cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

>>Cần hơn 42.000 tỷ đồng đầu tư phát triển cảng cạn tới năm 2030

Hệ thống cảng cạn (Inland Container Depot) gọi tắt là IDC hoặc gọi tắc là Depot cũng là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.

Kết cấu hạ tầng cảng cạn là cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: Hệ thống kho, bãi hàng hóa; Các hạng mục công trình đảm bảo an ninh, trật tự tại cảng cạn và kiểm soát người, hàng hóa, phương tiện vào, rời cảng cạn, như: Cổng, tường rào, thiết bị soi, chiếu, trang thiết bị giám sát, kiểm soát, thanh tra và lưu giữ của hải quan; cơ sở vật chất kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý, chất thải;

Để kết nối chuỗi logistics, Nghệ An đang đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ, cảng biển một cách đồng bộ theo hướng hiện đại

Để kết nối chuỗi logistics, Nghệ An đang đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ, cảng biển một cách đồng bộ theo hướng hiện đại

Bãi đỗ xe cho các phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa và các phương tiện khác hoạt động tại cảng cạn; Đường giao thông nội bộ và giao thông kết nối với hệ thống giao thông vận tải ngoài khu vực cảng cạn…

Cũng theo Quyết định 506/QĐ-BGTVT  ngày 27/4/2023 do Bộ Giao thông vận tải ban hành, hiện trên địa bàn cả nước có 11 cảng IDC gồm: Hà Nội, Đông Nai, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Bắc Ninh… Đây là hệ thống IDC được xây dựng từ năm 2015 đến nay đã và đang góp phần rất lớn trong việc khâu nối, trung chuyển hàng hoá, góp phần tạo ra chuỗi logitics của Việt Nam vươn ra tầm thế giới và khu vực.

>>Cần "cú hích" hút vốn đầu tư cho cảng cạn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Không chỉ vậy, việc tạo dựng hệ thống IDC trên địa bàn một số tỉnh có cảng biển, giao thông đường bộ, đường sắt đi qua đã góp phần vào sự phát triển của kinh tế, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Việc tạo dựng đầu tư các hệ thống ICD được xem là mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, đảm nhận chức năng tập trung, gom hàng, làm hàng, luân chuyển hàng, vỏ hàng, sửa chữa vỏ hàng, chờ thông quan phục vụ các khu công nghiệp, hàng hóa xuất, nhập khẩu, giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển…

Tạo mắt xíc IDC cho QL8 nối sang Lào

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 979 được xem như một tín hiệu khởi sắc cho cả Nghệ An và Hà Tĩnh.

Đây cũng là một trong 2 địa phương có vị trí địa lý, hệ thống đường giao thông, cảng biển…tương đồng nhau và cùng chung đường biên giới với nước bạn Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và Nậm Cắn. Chính vì vậy, được Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện về việc xây dựng hệ thống IDC sẽ mở ra hướng mới cho cả vùng kinh tế phát triển năng động, nhộn nhịp ở khu vực Bắc Trung Bộ. Hệ thống IDC của Nghệ An và Hà Tĩnh được đầu tư xây dựng dọc theo Quốc lộ 8A sẽ cùng với 04 hệ thống đồng cấp ở khu vực miền Trung Tây Nguyên sẽ góp phần rất lớn trong việc thiết lập hành lang kinh tế Đông – Tây nối Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia với Việt Nam để vươn ra khu vực qua hệ thống vận tải đường biển.

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) được xem là một trong những cửa khẩu chủ lực để kết nối thông thương sang Lào qua con đường QL8A

Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) được xem là một trong những cửa khẩu chủ lực để kết nối thông thương sang Lào qua con đường QL8A trong suốt thời gian qua

Theo Quyết định 979, mục tiêu thời gian tới, hệ thống IDC sẽ đáp ứng năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang. Và đến năm 2030 khoảng từ 200 - 250 nghìn Teu/năm. Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn khu vực này đến năm 2030 khoảng từ 20 - 25 ha. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng cạn đến năm 2030 khoảng từ 27,4 - 42,38 nghìn tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng giao mục tiêu tổng quát quy hoạch về lộ trình xây dựng IDC là từng bước hình thành và phát triển hệ thống cảng cạn trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, tăng năng lực thông qua hàng hóa của các cảng biển; tổ chức vận tải container một cách hợp lý nhằm giảm chi phí vận chuyển và thời gian lưu hàng tại cảng biển, đảm bảo an toàn hàng hóa.

>>34.000 tỷ đồng phát triển cảng cạn, giải pháp nào?

Bên cạnh đó, quy hoạch góp phần giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các đô thị lớn và khu vực có cảng biển lớn. Phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics.

Ngay tại tỉnh Nghệ An, sẽ hình thành 03 ICD trong khu kinh tế Đông Nam bao gồm 01 ICD tại thị xã Hoàng Mai và 02 ICD tại huyện Nghi Lộc, quy mô diện tích 30 - 60ha/cảng, công suất 300.000 - 600.000 TEU/năm/cảng trong giai đoạn 2021-2030.

Cảng nước sâu Vũng Áng - Hà Tĩnh cũng đang được

Cảng nước sâu Vũng Áng - Hà Tĩnh cũng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện hệ thống logistics, cảng IDC...trong thời gian tới

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các khu công nghiệp dọc theo đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15, quốc lộ 7 thuộc địa phận TX.Thái Hòa, các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, cũng như hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Nậm Cắn (qua tuyến QL7), quy hoạch cảng cạn ICD tại khu vực xã Tân Long, huyện Tân Kỳ, quy mô khoảng 5 ÷ 10 ha, công suất khoảng 50.000 ÷ 100.000 TEU/ năm.

Sau năm 2030, Nghệ An cũng hướng tới hình thành cảng cạn Thanh Thủy với quy mô diện tích khoảng 20ha/cảng, công suất 150.000 - 200.000 TEU/năm/cảng. Về hệ thống phát triển các trung tâm dịch vụ kho vận logistics tại khu kinh tế Đông Nam: khu công nghiệp Nam Cấm, khu vực cảng Cửa Lò, Nghi Lộc, VSIP…

Nội dung này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 93/QĐ-TTg vào ngày 15/02/2023, về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An đến năm 2040.

Có thể bạn quan tâm

  • "Điểm nhấn" nào để Nghệ An phát triển kinh tế biển?

    15:42, 23/08/2023

  • Nghệ An: Dự án di dân khẩn cấp…“không còn khẩn cấp”?

    Nghệ An: Dự án di dân khẩn cấp…“không còn khẩn cấp”?

    03:30, 23/08/2023

  • Nghệ An giao 100% cán bộ đoàn chuyên trách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

    Nghệ An giao 100% cán bộ đoàn chuyên trách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

    03:56, 22/08/2023

  • Chủ tịch huyện ở Nghệ An được phê duyệt dự án dưới 5 tỷ đồng

    Chủ tịch huyện ở Nghệ An được phê duyệt dự án dưới 5 tỷ đồng

    01:09, 22/08/2023

  • Nghệ An với “chiến dịch” nâng tầm hàng nội - Bài 2:

    Nghệ An với “chiến dịch” nâng tầm hàng nội - Bài 2: "Chiến lược" thương hiệu bản địa

    12:00, 20/08/2023

NGỌC THÁI