Nghệ An: Dự án di dân khẩn cấp…“không còn khẩn cấp”?

Diendandoanhnghiep.vn Gần một thập kỷ qua, dự án khu tái định cư để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xã Hưng Hòa, TP Vinh được thông qua nhưng hiện hàng chục hộ dân nơi đây vẫn chưa được di dời, chuyển vào nơi ở mới…

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xã Hưng Hòa, TP Vinh, có tổng mức đầu tư hơn 36,6 tỷ đồng đến nay vẫn chưa thể bàn giao

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xã Hưng Hòa, TP Vinh, có tổng mức đầu tư hơn 36,6 tỷ đồng đến nay vẫn chưa thể bàn giao

Đáng nói hơn, đến nay dự án đã được hoàn thành, các hạng mục công trình cơ bản được hoàn thiện, đủ điều kiện để người dân vào ở. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã khiến hàng chục hộ dân sinh sống ngoài đê sông Lam (xóm Hòa Lam, xã Hưng Hòa) vẫn không thể chuyển sang ở được. Họ đang phải gồng mình gánh chịu cảnh sống tạm bợ, nơm nớp lo sợ khi mùa mưa bão đang cận kề.

Trước thì “tắc vốn”…

Năm 2013, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xã Hưng Hòa, TP Vinh và giao cho Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư.

Mục tiêu dự án nhằm bố trí, sắp xếp cho 58 hộ dân xóm Hòa Lam nằm trong diện chịu ảnh hưởng bởi thiên tai đến khu tái định cư tập trung mới ở xóm Thuận Hòa, ngay phía đối diện trong đê sông Lam.

>>Nghệ An: Công tác chuẩn bị đầu tư đang dựa quá nhiều vào nhà thầu?

Những tưởng dự án được phê duyệt sẽ giúp cho hàng chục hộ dân sống ven đê thoát khỏi cảnh ngập lụt hàng năm, không còn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đến mùa mưa bão nữa. Vậy nhưng, mong chờ, háo hức bao nhiêu thì người dân trở nên thất vọng, vỡ mộng bấy nhiêu bởi hơn một thập kỷ đã trôi qua, thế nhưng họ vẫn chưa thể biết khi nào mới được chuyển sang nơi ở mới.

Nút giao nối tuyến đường D1 và Quốc lộ 46C chưa thể mở được khiến người dân thuộc diện di dời phải ngậm ngùi ở lại, tiếp tục chịu cảnh ngập lụt do mưa bão

Nút giao nối tuyến đường D1 và Quốc lộ 46C chưa thể mở được khiến người dân thuộc diện di dời phải ngậm ngùi ở lại, tiếp tục chịu cảnh ngập lụt do mưa bão

Có thể thấy, mặc dù tên gọi và mục tiêu của dự án là di dời dân cư khẩn cấp nhưng trên thực tế đến tận năm 2020, chủ đầu tư mới bắt đầu triển khai thực hiện. Vậy dự án có lẽ “không còn khẩn cấp nữa” và người dân họ cũng đã quá quen thuộc khi phải sống trong cảnh ngập lụt từ trước tới nay rồi?

Lý giải về nguyên nhân chậm trễ trên, ông Lê Văn Lương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết: “Do dự án được thông qua trước khi Luật Đầu tư công ra đời nên không được bố trí nguồn vốn. Bước sang giai đoạn 2020 - 2025, dự án này mới được phê duyệt lại, trên cơ sở đó mới thi công và đến năm 2022 đã cơ bản hoàn thành các hạng mục”.

>>Vì sao Nghệ An cho phép 12 dự án được gia hạn tiến độ?

Được biết, chỉ mới cách đây khoảng 2 tháng, dự án trên tiếp tục được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 1800/QĐ-UBND ngày 27/6/2023, với tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh là hơn 36,6 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm: Chi phí xây dựng hơn 26,7 tỷ đồng; chi phí bồi thường, GPMB hơn 5,4 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án gần 500 triệu đồng cùng nhiều chi phí khác…

…sau thì vướng “phát sinh”

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đến thời điểm hiện tại, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xã Hưng Hòa, TP Vinh đã hoàn thành xong các hạng mục, cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ điều kiện để cho các hộ dân vào ở. Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao, chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao để UBND TP Vinh tổ chức cho 58 hộ dân bị ảnh hưởng nhận đất, xây nhà?

Đưa vấn đề này trao đổi với ông Lê Văn Lương – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An và được ông lý giải rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến hàng chục hộ dân xóm Hòa Lam chưa thể di dời sang nơi ở mới, đó là: Vướng nút giao đường vào khu tái định cư và có phát sinh thêm 24 hộ dân ở ven đê cũng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

>>Nghệ An: Người dân tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ ngóng chờ hỗ trợ

Cụ thể, theo ông Lương: “Trước mắt phải xử lý hạng mục nút giao nối tuyến đường D1 và Quốc lộ 46C. Người dân họ cũng không đồng tình vào ở nếu nút giao chưa được mở, bởi sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của họ”.

Quyết định số 1800/QĐ-UBND ngày 27/6/2023 của UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: Cắt bỏ hạng mục nút giao giữa tuyến đường D1 và Quốc lộ 46C

Khu tái định cư giờ trở thành nơi người dân dùng để chăn thả trâu bò

“Trước đây, tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt khi tuyến Quốc lộ 46C thời điểm đó đang là tỉnh lộ nên chi phí, tiêu chuẩn khác. Sau đó, tuyến đường này được nâng lên thành quốc lộ, thành ra yêu cầu cao hơn, vượt quá mức đầu tư của tỉnh nên tỉnh chưa cho điều chỉnh. Do vậy, hạng mục đó đang bị bỏ ra”, ông Lương lý giải.

Ông Lương cũng cho biết, hiện Ban Quản lý dự án đang làm thủ tục trình Cục Quản lý đường bộ II, Bộ Giao thông vận tải để mở hộ lan (một loại lan can bảo vệ) đấu nối đường từ khu tái định cư đến Quốc lộ 46C.

Không chỉ bị vướng mắc bởi nút giao chưa mở được, hiện khu tái định cư chỉ danh cho 58 hộ dân, nay phát sinh thêm 24 hộ dân nữa, nâng tổng mức di dời lên 82 hộ. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư phải lên phương án khác để di dời toàn bộ các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Khu tái định cư giờ trở thành nơi người dân dùng để chăn thả trâu bò

Quyết định số 1800/QĐ-UBND ngày 27/6/2023 của UBND tỉnh Nghệ An nêu rõ: Cắt bỏ hạng mục nút giao giữa tuyến đường D1 và Quốc lộ 46C

Ông Lê Văn Lương – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết: Hiện tại, chúng tôi đang trình UBND TP Vinh phê duyệt quy hoạch 1/500, sau đó sẽ lập phương án tiền khả thi và khả thi để thi công, phấn đấu hoàn thành bàn giao ngay trong năm nay.

“Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai xã Hưng Hòa, TP Vinh, chúng tôi đã hoàn thành, nghiệm thu xong rồi. Chỉ là chưa bàn giao được bởi những vướng mắc phát sinh trên. Về phát sinh thêm 24 hộ dân cần di dời, chúng tôi đang tiến hành lập dự án hoàn toàn mới, xử lý luôn cả vấn đề mở nút giao để người dân xóm Hòa Lam sớm được vào nơi ở mới”, ông Lương khẳng định.

Thiết nghĩ, nguyên do thì đã rõ, thế nhưng điều cốt yếu hiện tại là những người dân sống ven đê sông Lam vẫn đang phải mòn mỏi đợi chờ. Hy vọng rằng, các cơ quan có thẩm quyền liên quan quan tâm, xử lý sớm các vướng mắc để đáp ứng nhu cầu cho người dân nằm trong diện bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Dự án di dân khẩn cấp…“không còn khẩn cấp”? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714304897 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714304897 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10