Bắc Ninh: Chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế

KIM DUNG - VŨ PHƯỜNG 30/08/2023 08:08

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số, tthương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

>>>Vượt mốc 20 tỷ USD, Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Bắc Ninh Xếp thứ 07 cả nước về mức độ chuyển đổi số cấp tỉnh

Theo kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số cấp Bộ, cấp tỉnh năm 2022 (chỉ số DTI), tỉnh Bắc Ninh xếp thứ 07 cả nước với giá trị đạt 0,6736, giảm 03 bậc nhưng lại tăng 0,146 về giá trị so với năm 2021.

Đối với các chỉ số chính, tỉnh Bắc Ninh xếp thứ 10 về chính quyền số với giá trị 0,7378; xếp thứ 5 về kinh tế số với giá trị 0,7414; xếp thứ 7 về xã hội số với giá trị 0,6469.

Đây là năm thứ 03 Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện đánh giá chỉ số DTI của cấp Bộ, cấp tỉnh. Thông qua chỉ số DTI, các Bộ, ngành, địa phương sẽ có cái nhìn toàn diện về công tác chuyển đổi số, từ đó, đề ra những định hướng, giải pháp phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách chuyển đổi số trong thời gian tới.

Triển khai nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn tỉnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND về triển khai nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Đối tượng tham gia là các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn; doanh nghiệp phát triển nền tảng địa chỉ số; doanh nghiệp phát triển nền tảng bản đồ số và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng, khai thác nền tảng địa chỉ số gắn với bản đồ số.

Theo đó, các đơn vị thực hiện thu thập, phân loại, cập nhật, bổ sung dữ liệu thông tin địa chỉ số cho các đối tượng vào cơ sở dữ liệu địa chỉ số của tỉnh. Khuyến khích Bưu điện tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã thu thập, cập nhật các trường thông tin nâng cao để phục vụ công tác thông báo địa chỉ số và phát triển nền tảng, cơ sở dữ liệu địa chỉ số đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội. Đồng thời, triển khai và thúc đẩy sử dụng các dịch vụ về địa chỉ số như: tìm kiếm địa chỉ, gợi ý địa chỉ số, xác thực địa chỉ, định danh tọa độ/địa chỉ và các dịch vụ địa chỉ số khác; các dịch vụ chia sẻ dữ liệu địa chỉ số phục vụ nhu cầu nghiệp vụ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chia sẻ dữ liệu, kết hợp xây dựng nền tảng bản đồ số và phát triển các ứng dụng bản đồ số phục vụ các ngành, lĩnh vực.

Bắc Ninh hiện đại hóa đồng bộ đầu tư hạ tầng cho chuyển đổi số

Bắc Ninh hiện đại hóa đồng bộ đầu tư hạ tầng cho chuyển đổi số

Tổ chức thông báo thông tin Mã địa chỉ số đến chủ sở hữu và người quản lý đối tượng được gán địa chỉ; thông báo Mã địa chỉ số tới chủ địa chỉ qua các kênh như: chính quyền xã, phường, thị trấn; Tổ công nghệ số cộng đồng; gặp trực tiếp; hoặc gửi qua tin nhắn, email, đường thư bưu chính. Tạm dừng thực hiện việc thiết kế, sản xuất và gắn biển địa chỉ số trên địa bàn tỉnh cho đến khi có hướng dẫn mới thay thế hướng dẫn công tác gắn biển địa chỉ số đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Cùng với đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền về nền tảng địa chỉ số quốc gia và dữ liệu địa chỉ số của tỉnh; giới thiệu chức năng, tính năng chính, lợi ích khi sử dụng, hiệu quả hoạt động của nền tảng địa chỉ số, hướng dẫn sử dụng; các nội dung khác liên quan đến phát triển và sử dụng nền tảng địa chỉ số. Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm về phát triển và sử dụng nền tảng địa chỉ số quốc gia: Triển khai tập huấn, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp sử dụng, khai thác nền tảng địa chỉ số của tỉnh…

Việc phát triển nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; hình thành cơ sở dữ liệu địa chỉ số trên địa bàn tỉnh tích hợp với cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia, để chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khai thác, xây dựng các bản đồ số chuyên ngành phục vụ nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thương mại điện tử ‘chắp cánh’ sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Ninh

Nhờ tập trung vào kênh thương mại điện tử, các sản phẩm OCOP của Bắc Ninh từng bước thâm nhập các thị trường lớn, tăng giá trị sản phẩm và doanh thu, góp phần quan trọng quảng bá các thương hiệu địa phương và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với bà Nguyễn Thị Huyên, Giám đốc - Công ty TNHH PTK 879, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Với sản phẩm mắm tép chưng thịt PTK, đạt tiêu chuẩn VIETGAP. Với quy trình sản xuất khép kín đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế.

Sản phẩm được nhận Thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt năm 2022; Sản phẩm Nông nghiệp Nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2022; Sản phẩm Nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Ninh năm 2021. Sản phẩm đạt chưng nhận CERTIFICATE Top 100 thương hiệu nổi tiếng ASEAN. Đặc biệt, năm 2020 và năm 2021, Công ty có 4 sản phẩm được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Tham gia chương trình OCOP tỉnh Bắc Ninh năm 2022, Công ty TNHH PTK 879 Việt Nam có 2 sản phẩm được tham gia nâng hạng sản phẩm OCOP từ 4 sao lên 5 sao.  

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cũng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thăm quan gian hàng sản phẩm mắm tép chưng thịt PTK của Công ty TNHH PTK 879

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thăm quan gian hàng sản phẩm mắm tép chưng thịt PTK của Công ty TNHH PTK 879

Cùng với việc nâng cao chất lượng, ngay từ khi xây dựng thương hiệu, công ty luôn chú trọng khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Hiện nay, ngoài phân phối theo hệ thống bán lẻ và một số đại lý, siêu thị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, sản phẩm được đưa lên sàn Thương mại điện tử, trở thành sản phẩm quốc gia, là cơ hội để mở rộng thị trường, xuất khẩu sang nước ngoài.

Giám đốc Công ty TNHH PTK 879, giới thiệu sản phẩm mắm tép chưng thịt PTK với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp ( ảnh Vũ Phường)

Giám đốc Công ty TNHH PTK 879, giới thiệu sản phẩm mắm tép chưng thịt PTK với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp ( ảnh Vũ Phường)

Bà Huyên cho biết năm 2023 sản phẩm của công ty đã đã quảng bá tại Viên Chăn - Lào, Quảng Châu - Trung Quốc; Hội chợ triển lãm CISMEF 2023. Trong nước tại các tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Bắc Ninh,…

Các sản phẩm OCOP trên của tỉnh Bắc Ninh đã cơ bản phát huy tốt giá trị trên thị trường.

Ngày 4/4/2023, Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và TX Quế Võ thăm quan các gian hàng tại Hội chợ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và triển lãm sinh vật cảnh tại TX Quế Võ

Ngày 4/4/2023, Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và TX Quế Võ thăm quan các gian hàng tại Hội chợ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và triển lãm sinh vật cảnh tại TX Quế Võ

Ông Vũ Công Toàn – Giám đốc Kẹo lạc Trang Toàn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cho biết từ khi tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số được sự hỗ trợ từ tỉnh đến địa phương, đặc biệt Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh đã hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở quảng bá giới thiệu sản phẩm ứng dụng thương mại điện tử, quảng bá đẩy mạnh sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm có thương hiệu, kẹo lạc Trang Toàn luôn được khách hàng tin tưởng lựa chọn, đặc biệt dịp lễ tết, cơ sở làm liên tục không có ngày nghỉ ông Toàn vui vẻ cho biết.

Sản phẩm Kẹo lạc Trang Toàn ( ảnh Vũ Phường)

Sản phẩm Kẹo lạc Trang Toàn ( ảnh Vũ Phường)

Giai đoạn 2022-2025, tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm; phối hợp xúc tiến các sản phẩm OCOP vào các trung tâm, siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh; sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream)…quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Ngày (23/8/2023), tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị “Ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong kết nối cung - cầu sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của Bắc Ninh với thị trường trong nước và quốc tế với sự tham gia 500 đại biểu là các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước; các chuyên gia, đại diện các sàn TMĐT lớn; sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tham dự Hội nghịp/“Ứng dụng TMĐT trong kết nối cung - cầu sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của Bắc Ninh với thị trường trong nước và quốc tế (ngày 23/8/2023)

Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cùng lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tham dự Hội nghị “Ứng dụng TMĐT trong kết nối cung - cầu sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của Bắc Ninh với thị trường trong nước và quốc tế (ngày 23/8/2023)

Hội nghị “Ứng dụng TMĐT trong kết nối cung - cầu sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của Bắc Ninh với thị trường trong nước và quốc tế” nhằm trao đổi, đẩy mạnh các giải pháp ứng dụng TMĐT trong kết nối cung - cầu sản phẩm tiêu biểu, đặc sản của tỉnh Bắc Ninh với thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc; tập huấn, bồi dưỡng, trang bị kiến thức về TMĐT, kinh doanh trực tuyến cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, triển khai các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về TMĐT, phát triển kinh tế số, đảm bảo việc kinh doanh trên các sàn TMĐT, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, Ngô Tân Phượng nhấn mạnh, TMĐT là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển thị trường.

Để đạt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về Chỉ số TMĐT hàng năm, ông Ngô Tân Phượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các Sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông đề xuất mô hình quản lý Nhà nước, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị về quản lý các hoạt động về TMĐT trên địa bàn tỉnh. Tham mưu nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của tỉnh đáp ứng các dự báo về tăng trưởng của TMĐT. Triển khai các công cụ xác thực thông tin, xác thực chất lượng sản phẩm trên môi trường mạng để bảo vệ quyền lợi của người mua hàng.

Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các sự kiện nhằm phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh, tập trung tuyên truyền, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển các sản phẩm của tỉnh trên các nền tảng TMĐT. Nghiên cứu đưa các sản phẩm TMĐT phi truyền thống như các điểm du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm của tỉnh quảng bá trên các sàn TMĐT.

Có thể bạn quan tâm

  • Thành phố Bắc Ninh: Phường Nam Sơn phát triển toàn diện

    Thành phố Bắc Ninh: Phường Nam Sơn phát triển toàn diện

    20:47, 29/07/2023

  • HHDN nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh: Hợp lực để phát triển

    HHDN nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh: Hợp lực để phát triển

    15:29, 24/07/2023

  • Bắc Ninh: Khoa học và Công nghệ thúc đẩy hội nhập quốc tế

    Bắc Ninh: Khoa học và Công nghệ thúc đẩy hội nhập quốc tế

    14:54, 23/07/2023

  • Những “đường băng” giúp Bắc Ninh “cất cánh”

    Những “đường băng” giúp Bắc Ninh “cất cánh”

    05:42, 14/07/2023

  • Bắc Ninh: Gỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

    Bắc Ninh: Gỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

    11:37, 14/07/2023

  • Bắc Ninh: đứng nhất cả nước về Chỉ số Chi phí thời gian

    Bắc Ninh: đứng nhất cả nước về Chỉ số Chi phí thời gian

    04:54, 14/07/2023

  • Bắc Ninh: Nâng sức hút với nhà đầu tư

    Bắc Ninh: Nâng sức hút với nhà đầu tư

    05:32, 14/07/2023

  • Bắc Ninh: Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai

    Bắc Ninh: Khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai

    05:07, 14/07/2023

  • Bắc Ninh: “Thủ phủ công nghiệp” ở miền Bắc

    Bắc Ninh: “Thủ phủ công nghiệp” ở miền Bắc

    04:32, 14/07/2023

KIM DUNG - VŨ PHƯỜNG