Tây Nguyên: Tăng cường cụm công nghiệp phục vụ sản xuất
Các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên đã có kế hoạch tăng cường cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để thu hút đầu tư doanh nghiệp tới đầu tư.
>>Nam Định: Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp đón các nhà đầu tư
Nhờ sự phát triển của hạ tầng giao thông, vận chuyển hàng hoá nông sản, sản phẩm công nghiệp cũng đạt được kết quả khá. Do đó, các tỉnh Tây Nguyên đang từng bước mở rộng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư.
Toàn tỉnh Lâm Đồng có 3 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt là Khu công nghiệp Lộc Sơn, Khu công nghiệp Phú Hội và Khu công nghiệp Phú Bình (Đức Trọng). Trong đó 2 khu công nghiệp được đánh giá là hiệu quả là Lộc Sơn và Phú Hội. Hiện nay Lâm Đồng cũng đang là nơi đóng chân của nhiều công ty, doanh nghiệp sản xuất, có quy mô đầu tư vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng. Một số điển hình như Công ty Cổ phần bia Sài Gòn Lâm Đồng, Công ty TNHH B&V Cà phê Việt Nam, Công ty TNHH Sunfeel Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại TCB, Công ty TNHH Kanaan Bảo Lộc. Điều này đã thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh lên một tầm cao mới, có nhiều đóng góp ngân sách cho tỉnh.
Phó Trưởng Ban Quản lý KCN tỉnh Lâm Đồng, ông Đỗ Xuân Kiên cho rằng, “các Khu công nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng như “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư với lượng lớn về nguồn vốn và các dự án đầu tư trong và ngoài nước.”
>>Đắk Nông: Phát triển công nghiệp hiện đại, bền vững
Trong khi đó, tỉnh Kon Tum cũng đánh giá hoạt động của các cụm công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, tăng thu ngân sách Nhà nước, thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực di dời các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó, tỉnh Kon Tum cũng có đề án phát triển Khu kinh tế, các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, có tính đến năm 2030. Trong đó, Cụm công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp phường Ngô Mây được thành lập năm 2022 với mục đích phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Chế biến thực phẩm, dược liệu, may mặc; các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống. Phấn đấu cuối năm 2025 khu vực Công nghiệp và Xây dựng chiếm khoảng 32-33% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; góp phần nâng tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 118.000 tỷ đồng.
Gia Lai cũng là tỉnh có tốc độ phát triển cụm công nghiệp tương đối cao, với 12 cụm công nghiệp đã được thành lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 391,53 ha. Ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai cho biết, hầu hết các cụm công nghiệp được quy hoạch, có tính kết nối cao dọc các tuyến quốc lộ 19, 14, 25, tạo sự thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, thông thương. Các cụm công nghiệp từng bước đáp ứng mặt bằng cho các nhà máy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và doanh nghiệp triển khai sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Các tỉnh Tây Nguyên đang cho thấy đã từng bước nâng cao hạ tầng năng lực của các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư ngày một hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
Ống lớn ngành linh kiện công nghiệp tiến sâu vào thị trường Việt Nam
06:00, 13/10/2023
Nam Định: Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp đón các nhà đầu tư
14:18, 08/10/2023
Nhiều cơ hội cho bất động sản công nghiệp Hải Dương bứt tốc
03:00, 10/10/2023
Bất động sản công nghiệp: Triển vọng tích cực trong trung và dài hạn
10:23, 07/10/2023
Quảng Nam muốn lập trung tâm công nghiệp hỗ trợ
14:45, 06/10/2023
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ cụm công nghiệp Cẩm Lệ
14:06, 05/10/2023